DVT

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu, gây cản trở quá trình đưa máu về tim. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân, nhưng cũng có thể gặp ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.

Tên gọi khác: DVT

Triệu chứng

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đột ngột, đau hoặc cảm giác nóng. Huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi. Trong tình huống này, huyết khối bong tróc và trôi tự do khỏi tĩnh mạch sâu, di chuyển theo dòng máu và đến trú ngụ ở phổi. Huyết khối có thể gây tắc tuần hoàn máu ở phổi, khiến tim và phổi phải gắng sức rất nhiều. Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Thuyên tắc lớn có thể dẫn đến tử vong trong thời gian rất ngắn. Hút thuốc, một số di truyền (gen) điều kiện (bao gồm cả yếu tố V Leiden đột biến, thiếu hụt protein C, thiếu hụt protein S, và III thiếu antithrombin), thuốc tránh thai, ngồi kéo dài, ung thư, nghỉ ngơi tại giường, sinh con, ống thông tĩnh mạch, và gãy xương gần đây làm tăng nguy cơ của DVT.

Chẩn đoán

Nhận biết các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, khi đã chẩn đoán chính xác thì việc điều trị khá hiệu quả.

Điều trị

Đau, sưng chân, đau háng, cánh tay đau, sưng, chân tay bị mất màu.

DVT - Ảnh minh họa 1
DVT - Ảnh minh họa 2
DVT - Ảnh minh họa 3
DVT - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Động mạch đem máu giàu ôxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi tĩnh mạch mang máu nghèo ôxy trở lại tim. Có 3 loại tĩnh mạch: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, tĩnh mạch sâu nằm giữa các bắp cơ, tĩnh mạch xuyên (perforating veins) kết nối các tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu bằng các van một chiều. Các tĩnh mạch sâu đổ về tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể, đưa máu thẳng về tim.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân, nhưng cũng có thể gặp ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đột ngột, đau hoặc cảm giác nóng. Huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi. Trong tình huống này, huyết khối bong tróc và trôi tự do khỏi tĩnh mạch sâu, di chuyển theo dòng máu và đến trú ngụ ở phổi.

Huyết khối có thể gây tắc tuần hoàn máu ở phổi, khiến tim và phổi phải gắng sức rất nhiều. Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Thuyên tắc lớn có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn.

Nhận biết các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, một khi đã chẩn đoán chính xác thì việc điều trị khá hiệu quả.

Phòng ngừa

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi có rối loạn chức năng đông máu. Khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch, nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới.

Nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu tăng khi lưu lượng máu giảm, hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành.

Các nguyên nhân đặc hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

  • Phẫu thuật lớn ở khớp háng, khớp gối, cẳng chân, bắp chân, bụng hoặc ngực
  • Gãy khớp háng hoặc gãy chân
  • Ngồi máy bay hoặc tàu xe trong thời gian dài, có ít khoảng rộng để cử động chân
  • Các rối loạn đông máu có tính chất di truyền
  • Ung thư
  • Di chuyển bằng máy bay trên hành trình dài có thể gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng thường ít gặp. Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú
  • Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm loét đại tràng

Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu đều xảy ra ở chân, nhưng ngày càng phát hiện nhiều các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở phần thân trên. Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu ở thân trên bao gồm:

  • Đặt catheter ở tĩnh mạch cánh tay. Catheter có thể gây kích ứng thành tĩnh mạch và khiến hình thành huyết khối.
  • Đặt máy tạo nhịp (pacemaker) hoặc máy khử rung tim (implantable cardioverter defibrillator ICD).
  • Ung thư phát triển gần tĩnh mạch.
  • Thực hiện các hoạt động với cường độ rất nặng bằng tay liên tục. Kiểu huyết khối tĩnh mạch sâu này hiếm gặp và thường thấy ở những vận động viên cử tạ, bơi lội và cầu thủ bóng chày.

Điều trị

Huyết khối tĩnh mạch sâu hay xảy ra sau phẫu thuật.

Trước khi mổ, có thể dùng các biện pháp sau đây để phòng chống huyết khối tĩnh mạch sâu:

  • Dùng thuốc kháng đông trước và ngay sau khi phẫu thuật. Kỹ thuật này đặc biệt hữu hiệu đối với các phẫu thuật thay khớp trong chấn thương chỉnh hình, như thay khớp gối.
  • Có thể dùng thuốc kháng đông nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc nhập viện vì những bệnh lý nặng khác.
  • Đeo tất băng ép trong lúc phẫu thuật. Dụng cụ này ép chân đều đặn giúp máu lưu thông qua tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân có thể đi đứng bình thường trở lại.
  • Sử dụng tất thun ép đề phòng máu ứ trệ ở tĩnh mạch.
  • Đi bộ và tập luyện các động tác chân càng sớm càng tốt sau phẫu thuật.

Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp:

  • Tăng cường vận động, nhất là sau một ca phẫu thuật kéo dài.
  • Phụ nữ sau khi sinh đẻ cần tránh bất động hoặc nằm lâu ngày.
  • Những người ít vận động cần tăng cường vận động.
  • Người có rối loạn về đông máu cần dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu phải đi trên tàu, xe, máy bay trong thời gian dài nên lưu ý tạo tư thế ngồi thoải mái, cứ khoảng 30 phút cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.

Một số biện pháp hiệu quả gồm:

  • Cử động chân. Ngồi một chỗ trong thời gian dài máu có thể tụ ở chân, tạo thành máu đóng cục. Vì vậy, cứ mỗi 1-2 giờ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, bất kể đang ngồi ở bàn làm việc hay đang đi trên xe hoặc máy bay (co duỗi cơ chân trong khi ngồi cũng có tác dụng tốt).
  • Có lối sống lành mạnh: nên bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc góp phần làm xơ cứng động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ máu đóng cục.
  • Uống nhiều nước, việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ bị máu đóng cục.
  • Duy trì trọng lượng hợp lý, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Vận động thể chất thường xuyên.
  • Nên cân nhắc và thận trọng khi uống thuốc ngừa thai vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh, nên chú ý tình trạng đau, sưng, tình trạng đỏ hoặc thay đổi màu sắc ở một bên chân hay có cảm giác nóng trên da ở khu vực bị ảnh hưởng.