Dyslipidemia

Rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu, máu nhiễm mỡ) thực chất là tình trạng hàm lượng Cholesterol trong máu cao. Nồng độ Cholesterol cao trong máu làm tăng nguy cơ động mạch bị thu hẹp. Tắc nghẽn động mạch gây ra bởi sự tích tụ của mảng bám và chất béo (xơ vữa động mạch). Các bệnh do tắc nghẽn động mạch gây ra bao gồm: các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Những người có Cholesterol cao có nhiều khả năng bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Có hai loại Cholesterol tạo nên tổng mức Cholesterol: LDL và HDL. LDL được xem là Cholesterol xấu và HDL là Cholesterol tốt. Để biết nguy cơ thực sự của tình trạng Cholesterol cao, trong xét nghiệm máu cần đo cả LDL và HDL. Nói chung, LDL nên ở mức ít hơn 130 mg/dL và mức lớn hơn 160 mg/dL được xem là quá cao. Mức HDL thấp hơn 40 mg/dL làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Mức Cholesterol của một người được xác định một phần bởi gen di truyền, một phần bởi các loại thực phẩm chúng ta ăn. Cải thiện chế độ ăn uống và dùng thuốc giúp giảm mức Cholesterol xấu.

Tên gọi khác: Rối loạn lipid máu, Tăng cholesterol, Dyslipidemia, Tăng mỡ máu ,Máu nhiễm mỡ

Triệu chứng

Thường không có triệu chứng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu đo nồng độ Cholesterol toàn phần, LDL và HDL.

Điều trị

Phụ thuộc vào nồng độ LDL và nguy cơ tắc nghẽn động mạch (xơ vữa động mạch). Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giảm cân có thể cải thiện tình trạng tăng Cholesterol mức độ nhẹ. Các phương pháp điều trị khác bao gồm dùng các loại thuốc như Statin (Atorvastatin/Lipitor, Fluvastatin/Lescol, Lovastatin/Altocor hoặc Mevacor, Pravastatin/Pravachol, Rosuvastatin/Crestor, Simvastatin/Zocor), thuốc ràng buộc acid mật (Cholestyramine/Prevalite hoặc Questran, Colesevelam/Welchol, Colestipol/Colestid), thuốc ức chế hấp thu Cholesterol (Ezetimibe/Zetia) và các loại thuốc kết hợp (Ezetimibe - Simvastatin/Vytorin).

Dyslipidemia - Ảnh minh họa 1
Dyslipidemia - Ảnh minh họa 2
Dyslipidemia - Ảnh minh họa 3
Dyslipidemia - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Ở nước ta, bệnh vữa xơ động mạch với các biểu hiện lâm sàng như suy mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... trước đây ít gặp, nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội.

Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch chủ yếu là do các rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerides (TGs) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ Lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), tăng nồng độ Lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch.

Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng xét nghiệm Cholesterol, Triglycerides và các thành phần Lipoprotein máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạ lipid máu và lưu ý điều trị căn nguyên.

Phòng ngừa

Đối với người bình thường, chỉ số Cholesterol ở mức < 5,2 mmol/l; Triglycerid < 2,3 mmol/l. Nếu vượt quá từng giới hạn này sẽ dẫn đến rối loạn lipid máu, và vượt qua cả hai thì mắc phải chứng rối loạn lipid máu thể hỗn hợp.

  • Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng Cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích qui và ga tô...

  • Thừa cân/béo phì, uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng Triglycerid trong máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng Triglycerid trong máu và làm tăng huyết áp. Không nên uống quá 20-30g Ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g Ethanol/ngày với nữ giới. Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống ôxy hóa.

  • Khoảng dưới 10% các trường hợp bị rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường; hội chứng thận hư; tăng urê máu; suy tuyến giáp; bệnh gan; nghiện rượu; uống thuốc tránh thai; một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế Bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid.

Điều trị

Bệnh rối loạn mỡ máu có thể phòng ngừa được bằng cách có chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng. Thông thường sau 25 tuổi nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để có hướng điều chỉnh kịp thời. Công tác này hiện nay được thực hiện rất phổ biến và dễ dàng ở các bệnh viện bằng cách xét nghiệm máu. Trước khi đi xét nghiệm cần nhịn đói tối thiểu 6 giờ.

  • Hạn chế các thức ăn có chứa chất béo và Cholesterol, như bơ, thịt xông khói, mỡ động vật, dầu chiên nhiều lần, hải sản, lòng đỏ trứng (không ăn quá 3 quả/tuần và phải ăn cách ngày), phủ tạng động vật, da của các loại gia cầm...

  • Giảm các thức ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bánh ga-tô, kem, phomát. Tăng cường ăn rau quả, hạn chế uống rượu, bia, các loại nước ngọt có ga, thuốc lá.

  • Nếu bị thừa cân, béo phì phải tăng cường tập thể dục, thực hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành. Tránh để tích tụ mỡ ở một số cơ quan trong cơ thể.