Dyspepsia

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Tên gọi khác: Dyspepsia

Triệu chứng

Thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Có cảm giác đầy hơi, bụng căng, ợ hơi liên tục, trung tiện nhiều. Đầy hơi, bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Một số triệu chứng khác như: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn,...

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đường tiêu hoá, chụp X-quang với thuốc cản bari.

  • Một số xét nghiệm khác như kiểm tra độ pH hay đo áp lực trong thực quản đôi khi cũng được dùng đến.

Điều trị

Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý và có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc. Thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

Dyspepsia - Ảnh minh họa 1
Dyspepsia - Ảnh minh họa 2
Dyspepsia - Ảnh minh họa 3
Dyspepsia - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô. Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra. Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.

Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần.

Phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

  •  Chế độ ăn: Chế độ ăn không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh,… 

  •  Mất cân bằng sinh thái hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột: Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là "loạn khuẩn". Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột. Người bệnh xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.

  • Nghén khi mang thai: Trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe.

  • Stress, các yếu tố tâm lý - xã hội.

  • Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn,… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý:

    • Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét): Đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).

    • Viêm ruột thừa cấp tính: Thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.

    • Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang): Ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện.

    • Viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm,…

    • Viêm đại tràng co thắt. 

    • Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buôn nôn, nôn).

Điều trị

Hầu hết rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.

Chứng rối loạn tiêu hóa dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi. Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một số người cao tuổi nhiều khi không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi bệnh hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng rối loạn tiêu hóa cho người cao tuổi là có chế độ ăn, uống hợp lý kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái. Một số người cao tuổi chán ăn, không thèm ăn, người nhà cần động viên và nếu cần thì phải có động tác hỗ trợ trong các bữa ăn (động viên, bón cơm, cháo, uống nước), nhất là người cao tuổi sức yếu, sa sút trí tuệ để giúp họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho người cao tuổi ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ.

Những người đã bị táo bón thì nên ăn thêm củ khoai lang luộc, canh rau mồng tơi, rau đay.

Nếu bị bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, gan, mật thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.

Cần vận động cơ thể hàng ngày, đều đặn, nhẹ nhàng (xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ, đi bộ). Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân, không nên ngồi một chỗ trong nhiều giờ. Nếu có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn, chơi cầu lông, bơi lội,… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 - 3 lần tập, không tập một lúc 60 phút.

Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như đọc sách báo, xem vô tuyến, nghe đài.