Ebola

Virus Ebola phá hủy hệ thống mạch máu, gây chảy máu và rối loạn chức năng đa cơ quan. Nếu không được chăm sóc hỗ trợ chuyên sâu, bệnh có thể gây tử vong. Virus Ebola được cho là có nguồn gốc từ những con dơi ăn quả và truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Virus Ebola có thể lây truyền từ người sang người khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người bệnh như máu, mồ hôi, chất nôn, nước tiểu, tinh dịch, phân, nước bọt. Virus Ebola không lây truyền qua không khí. Năm 2014, bệnh Ebola bùng phát đợt dịch lớn nhất trong lịch sử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia Tây Phi là Guinea, Sierra Leone và Liberia.

Tên gọi khác: Sốt xuất huyết Ebola, EHF, EVD

Triệu chứng

Đau đầu, sốt, sưng mắt, đau bụng, phân có máu, nôn ra máu, chảy máu mũi, tiêu chảy. Triệu chứng có thể rất giống với các bệnh sốt rét, sốt thương hàn và viêm màng não.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và Khám thực thể. Xét nghiệm máu (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm Lipase, xét nghiệm Troponin, phân tích nước tiểu (UA) và chụp X-quang. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Hiện nay chưa có thuốc chữa, điều trị Ebola là chủ yếu hỗ trợ, có thể bao gồm truyền dịch, truyền máu, thở máy nếu suy hô hấp xảy ra, hoặc sử dụng thuốc kháng sinh cho siêu áp nhiễm trùng. Chưa có Vắc-xin được cấp phép, hai loại Vắc-xin Ebola hiện đang trong quá trình đánh giá và kiểm nghiệm độ an toàn.

Ebola - Ảnh minh họa 1
Ebola - Ảnh minh họa 2
Ebola - Ảnh minh họa 3
Ebola - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh do Virus Ebola (Ebola Virus Disease - EVD), từng được biết đến là bệnh sốt xuất huyết do Virus Ebola, là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người.

Tỷ lệ tử vong do Virus Ebola lên đến 90%. Dịch bệnh do Virus Ebola được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới.

Virus Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công-gô vào năm 1976. Tại Công-gô, Virus được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặ tên là Virus Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của Virus này.

Phòng ngừa

Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, Virus lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, Gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi-rút (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Cán bộ y tế có nguy cơ cao nhiễm Virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp. Cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức cơ bản về bệnh, đường lây truyền và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

Điều trị

  • Hiện chưa có vắc xin để phòng ngừa Virus chết người này nên tốt nhất mỗi cá nhân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình bằng cách: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, đặc biệt đối với những người đến hoặc quá cảnh từ vùng có dịch.

  • Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ nhiễm Virus Ebola cao như dơi ăn quả, khỉ, vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không nên ăn thịt thú rừng, nấu chín thật kỹ thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

  • Không tiếp xúc trực tiếp với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc bệnh Ebola hay tiếp xúc với người mắc bệnh thì nên theo dõi xem có xuất hiện các triệu chứng của bệnh không và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay lập tức nếu lỡ chạm tay vào người hoặc đồ đạc của bệnh nhân nghi nhiễm Ebola. Theo dõi kĩ các dấu hiệu của bệnh và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để có những biện pháp điều trị kịp thời.