Epilepsy

Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện, bất thình lình, thường ngắn, trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não đều có thể là chỗ phóng điện đó. Vì vậy các biểu hiện lâm sàng động kinh khác nhau tùy thuộc vị trí não đầu tiên có rối loạn đó và lan xa tới đâu. Có thể xảy ra các triệu chứng tạm thời như mất ý thức hay tri giác, rối loạn vận động, cảm giác (nhìn, nghe và nếm). Có rất nhiều dạng khác nhau của các cơn động kinh: động kinh cục bộ hay khu trú, động kinh toàn thể. Động kinh có thể xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như chấn thương đầu, nhiễm trùng, vấn đề trao đổi chất (ví dụ: lượng đường trong máu thấp), khối u hoặc sử dụng ma túy. Thường thì lý do chính xác cho cơn động kinh không được tìm thấy.

Tên gọi khác: Epilepsy ,Kinh phong, Phong xù, Kinh giật

Triệu chứng

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Có thể chỉ giảm ý thức trong thời gian ngắn hoặc mất ý thức có thể được kết hợp với co giật tay chân, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, cắn lưỡi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể, các xét nghiệm được thực hiện phụ thuộc vào hoàn cảnh của các cơn động kinh.

  • Nếu là một cơn động kinh mới, đánh giá chẩn đoán sẽ được thực hiện bao gồm xét nghiệm máu và thường là chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) đầu hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não. Điện não đồ (EEG) thường sẽ hiển thị các mẫu sóng não đặc trưng phù hợp với một rối loạn động kinh.

  • Đối với người bị động kinh đang dùng thuốc chống động kinh, xét nghiệm máu cho nồng độ thuốc có thể được đo để giúp đạt được ngưỡng kiểm soát cơn động kinh.

Điều trị

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), đo nồng độ rượu trong máu (BAC), điện não đồ (EEG), chọc ống sống thắt lưng (LP), chụp cộng hưởng từ (MRI) và màn hình độc chất trong nước tiểu.

Epilepsy - Ảnh minh họa 1
Epilepsy - Ảnh minh họa 2
Epilepsy - Ảnh minh họa 3

Nguyên nhân

Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện, bất thình lình, thường ngắn, trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não đều có thể là chỗ phóng điện đó. Vì vậy các biểu hiện lâm sàng động kinh khác nhau tùy thuộc vị trí não đầu tiên có rối loạn đó và lan xa tới đâu. Có thể xảy ra các triệu chứng tạm thời như mất ý thức hay tri giác, rối loạn vận động, cảm giác (nhìn, nghe và nếm).

Phân loại các cơn động kinh: Các cơn động kinh có thể thay đổi từ những đợt mất chú ý rất ngắn hoặc giật cơ cho tới những cơn co giật nặng và kéo dài. Tần suất có thể thay đối từ 1 lần/nǎm cho đến vài lần mỗi ngày. Người ta xếp loại các cơn kinh giật tùy theo vị trí não bị ảnh hưởng:

  • Động kinh cục bộ hay khu trú: Các cơn động kinh này sinh ra do một sự phóng điện ở ít nhất một vùng khu trú trong não, bất kể cơn kinh giật có lan tỏa thứ phát toàn thân không. Chúng có thể gây tổn hại ý thức hoặc không. Động kinh cục bộ hoặc khu trú, đều bắt đầu từ một miền định vị trong não, sau đó có thể lan ra khắp não gây động kinh toàn thể.

  • Động kinh toàn thể: Sự phóng điện dẫn tới các cơn động kinh này bao quát toàn bộ não và có thể gây ra mất ý thức và/hoặc co rút hay cứng cơ. Các cơn này bao gồm những hiện tượng thường gọi là 'động kinh cơn lớn' cũng như mất ý thức ngắn gọi là "động kinh cơn nhỏ".

Trạng thái động kinh: Đó là trạng thái một người thường xuyên động kinh không hồi phục tri giác giữa mỗi đợt bệnh. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị có thể dẫn tới tổn thương não hay tử vong. Chưa rõ các cơn động kinh vì sao xảy ra ở một lứa tuổi hoặc thời gian nào đó mà không phải ở lứa tuổi hay thời gian khác.

Tuy nhiên, người ta đã biết những yếu tố gây ra cho một số bệnh nhân như ánh sáng chớp loé (sàn nhảy, tivi, trò chơi điện tử...), thở dốc, uống quá nhiều, mất ngủ hoặc các stress vật lý hay xúc cảm có thể kích thích cơn động kinh. Mặc dầu đó không phải là nguyên nhân nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến thời gian và tần suất các cơn động kinh.

Bệnh nhân động kinh có nguy cơ tử vong cao do:

  • Một bệnh sẵn có ở não như khối u hay nhiễm khuẩn.

  • Động kinh trong tình huống nguy hiểm dẫn tới chết đuối, bỏng hay chấn thương đầu.

  • Tình trạng động kinh.

  • Nguyên nhân đột ngột không giải thích được, hoặc có thể ngừng hô hấp hay ngừng tim-thở trong cơn động kinh.

  • Tự tử.

Phòng ngừa

Dưới đây là một số nguyên nhân theo y học hiện đại:

  • Do chấn thương sọ não: Cơn động kinh đầu tiên thường xảy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm.

  • Do u não: Theo Brissaud E thì 50% u não có động kinh, phần lớn các u này ở trên lều.

  • Do tai biến mạch máu não: Theo Merritt H. thì 15% xuất huyết não, 7% lấp mạch do xơ mỡ, 15% xuất huyết dưới màng nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh.

  • Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal, 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của não, màng não, bị nấm, động mạch não viêm tắc.

  • Do di truyền: Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bệnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%.

  • Do các nguyên nhân khác.

  • Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ Canxi huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.

  • Do các bệnh nội khoa: suy tim, suy thận, urê cao, ngộ độc các loại.

  • Do ấu trùng sán gạo lợn khu trú vào não (nhất là ở Việt Nam).

Điều trị

Phòng chống động kinh tái diễn bằng cách:
  • Uống thuốc chống động kinh.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Thư giãn, tránh căng thẳng, stress.

  • Tránh uống rượu bia.

  • Ghi chú lại các cơn co giật để đánh giá hiệu quả của thuốc và liên hệ bác sĩ điều chỉnh thuốc.