Epiploic Appendagitis

Tóm tắt Epiploic Appendagitis

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Epiploic Appendagitis

Túi thừa mạc nối (hay còn gọi là bờm mỡ – Epiploic Appendages) có số lượng khoảng 50-100 nằm ở mặt ngoài và song song dải cơ dọc của đại tràng. Các bờm mỡ đại tràng có chiều dài 0.5-5cm, và đi kèm theo bởi một hay hai tiểu động mạch, tĩnh mạch. Xoắn túi thừa mạc nối là một trường hợp hiếm, nhưng có thể đưa đến tình trạng thiếu máu tại túi thừa và có biểu hiện như một đau bụng cấp. Bên cạnh cơ chế sinh lý bệnh chủ yếu là do xoắn, còn có thể do huyết khối tĩnh mạch tự phát ở túi thừa mạc nối. Viêm bờm mỡ đại tràng thường xảy ra ở đại tràng Sigma, manh tràng, nhưng ở đai tràng Sigma nhiều hơn. Tương ứng theo giải phẫu nên vị trí đau thường ở ¼ bụng dưới trái, và đôi khi ở bên phải. Việc chẩn đoán viêm bờm mỡ đại tràng vẫn còn là một khó khăn do không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng.

Triệu chứng

Thường không có triệu chứng. Đôi khi bệnh nhân có thể đau thắt bụng dưới, thường đau bên trái nhiều hơn bên phải.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra sự có mặt của bờm mỡ đại tràng. Các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng điều khiển chuyển hoá toàn diện (CMP) để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng.

Điều trị

Thông thường không cần điều trị, các rối loạn có thể tự điều chỉnh. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội