Esophageal cancer

Thực quản là ống nối giữa miệng và dạ dày. Ung thư thực quản thường bắt đầu ở phần dưới của thực quản, gần dạ dày, xảy ra chủ yếu ở người trên 50 tuổi. Thông thường, khi bệnh được phát hiện hoặc sau đó một thời gian ngắn, các tế bào ung thư đã lan rộng. Bệnh phổ biến hơn ở những người hút thuốc, uống rượu nặng và những người mắc Barrett thực quản.

Tên gọi khác: Esophageal cancer, EC

Triệu chứng

Đau ngực, nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc máu, giảm cân, khó nuốt, ợ nóng, phân có màu đen.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: nuốt Barium, nội soi đường tiêu hóa trên (EGD) và sinh thiết thực quản; CT Scan ngực hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định mức độ của bệnh.

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Nếu ung thư chỉ liên quan đến thực quản, phẫu thuật là điều trị cần thiết duy nhất. Hóa trị hoặc xạ trị có thể được áp dụng với các trường hợp tế bào ung thư có dấu hiệu lan sang bộ phận khác. Nếu ung thư đã di căn, điều trị giảm đau là lựa chọn thích hợp.

Esophageal cancer - Ảnh minh họa 1
Esophageal cancer - Ảnh minh họa 2
Esophageal cancer - Ảnh minh họa 3
Esophageal cancer - Ảnh minh họa 4
Esophageal cancer - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Ung thư thực quản là một ung thư của đường tiêu hóa, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là ở người có hút thuốc lá, nghiện rượu... Bệnh nhân bị ung thư thực quản thường đến khám muộn, gây khó khăn trong điều trị. Ung thư thực quản có thể xuất phát từ thực quản hoặc lan từ một số ung thư cơ quan kế cận như thanh quản, hạ họng, khí quản, tuyến giáp.

Tại Việt Nam, ung thư thực quản tương đối hiếm gặp, thường đến khám muộn, điều trị khó khăn. Tỷ lệ mắc ung thư thực quản tăng dần theo tuổi. Bệnh gặp nhiều ở người > 50 tuổi và hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi.

Phòng ngừa

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản.

Điều trị

Để phòng bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ như không nên hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý ở thực quản. Bên cạnh đó là tăng cường các yếu tố bảo vệ: ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các chất xơ, bổ sung các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, Selen...