Externa otitis

Là tình trạng nhiễm trùng ống tai (từ thùy tai vào màng nhĩ). Nước vào trong tai (trong khi bơi, tắm,...) có thể gây nhiễm trùng tai ngoài. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi ống tai bị xây xước. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn, một số trường hợp bệnh kéo dài có thể liên quan đến nấm men. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tên gọi khác: Viêm khoang tai ngoài ,Viêm tai giữa chiếu sáng, Externa otitis, Otitis externa, Swimmers ear

Triệu chứng

Đau tai, đau nặng hơn khi kéo tai ngoài, ngứa tai hoặc ngứa ống tai, tai chảy dịch, giảm thính lực.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Thuốc có thể bao gồm: Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh và corticoid. Làm sạch các ống tai. Thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn) và thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol) được sử dụng.

Externa otitis - Ảnh minh họa 1
Externa otitis - Ảnh minh họa 2
Externa otitis - Ảnh minh họa 3
Externa otitis - Ảnh minh họa 4
Externa otitis - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Viêm tai ngoài, hay hội chứng ở người sau khi bơi là một tình trạng nhiễm trùng da ở ngoài ống tai và có thể xảy ra ở dạng cấp tính hay mãn tính.

Viêm tai ngoài có thể là do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm (Aspergillosis), sự kích thích thường xuyên (ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mãn tính từ tai giữa, u (hiếm gặp), hay có thể đơn thuần sau một thói quen tâm thần là thường xuyên cào gãi tai. Một bệnh nhân đã hay đang bị chàm ở ống tai, sau đó có chảy dịch đen, điều này gợi ý nhiễm nấm kèm theo.

Phòng ngừa

Hội chứng tai ở người sau khi bơi thường là do tiếp xúc quá nhiều nước. Khi nước tràn đầy trong ống tai, ráy tai sẽ thấm nước làm cho da trong ống tai trở nên ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng là cảm giác đầy tai, lùng bùng tai hay có thể ngứa. Sau đó ống tai sưng phồng và chảy mủ. Ở giai đoạn này, tai rất đau đặc biệt là khi lắc vành tai. Ống tai có thể sưng nhiều làm bít ống tai và một bên mặt có thể đỏ. Các hạch ở cổ có thể to ra, và hàm có thể trở nên khó mở.

Tiếp xúc quá nhiều với nước hay thường xuyên ngoáy tai là những yếu tố nguyên nhân quan trọng.

Ngứa tai, cảm giác đầy tai, sưng phồng, chảy dịch và đau là những triệu chứng sớm.

Điều trị

Viêm tai ngoài, nếu cứ tái phát sẽ gây sự phiền phức, nguy hiểm cho người bệnh. Việc phòng ngừa để tránh tái phát rất cần thiết cho những người có ráy tai dẻo đặc, có ống tai nhỏ hẹp, nhất là ở những người có sức đề kháng cơ thể suy giảm. Phòng ngừa cũng quan trọng cho người chảy mồ hôi nhiều, hoặc người thường xuyên bơi lội.

  • Sau khi tắm hay bơi, nên dùng máy sấy tóc thổi nhẹ để nếu nước vào tai sẽ mau khô (dùng độ thổi nhẹ nhất của máy). Sau đó, nhỏ vào tai thuốc có chứa chất acid, chẳng hạn như Star-Otic.
  • Tránh dùng que đầu quấn bông gòn (Q-tip) cố ngoáy lau ống tai; làm vậy dễ gây tổn thương cho lòng ống tai, đồng thời đẩy sâu vào trong các mảnh ráy đang di chuyển dần từ trong ra ngoài (theo lộ trình bình thường của chúng để được tống xuất khỏi tai).
  • Không dùng móng tay móc gãi, vì có thể làm trầy lòng ống tai, đưa đến hậu quả nhiễm trùng.
  • Thỉnh thoảng, nếu cần (ráy tai đóng chặt khiến bạn không nghe được), bác sĩ sẽ súc rửa ống tai và lấy ráy ra giúp bạn. Sau đó, nên dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid trong có pha thêm hydrocortisone để ngừa nhiễm trùng, vì việc súc rửa và lấy ráy có thể đưa đến nhiễm trùng, do dễ gây tổn thương, và làm lòng ống tai ẩm ướt.
  • Trước lúc súc rửa, nhắm thấy ráy có vẻ khô đặc, khó lấy, ta dùng thuốc tan ráy  như Cerumenex, hoặc nước baking soda 4% cũng được, nhỏ vào tai, giúp ráy mềm đi dễ lấy hơn.
  • Với những người thích bơi lội, tốt nhất, nên đội một mũ bơi hoặc mang đồ bịt tai  vừa vặn để che và bảo vệ tai. Dụng cụ chống nước dùng nhét vào tai tạm được, song nên nhớ, dụng cụ này cũng có thể kích thích lòng ống tai khiến nhiễm trùng dễ xảy ra. 
  • Người đang viêm tai ngoài cấp tính, trong lúc chữa trị, nên tránh bơi lội ít nhất 7 đến 10 ngày, mặc dầu cũng có bác sĩ để các vận động viên bơi lội được bơi trở lại sớm, sau 2-3 ngày trị liệu, khi đã hết đau.