Gastric cancer

Là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong dạ dày. Loại ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư tuyến. Các loại ung thư dạ dày khác bao gồm lympho dạ dày không Hodgkin, u nguồn gốc biểu mô, u mô đệm đường tiêu hóa (Gist). Chế độ ăn ít trái cây và rau quả, tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày, bệnh thiếu máu ác tính, nhiễm trùng Helicobacter pylori dạ dày, nhóm máu A, hút thuốc, polyp dạ dày là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư dạ dày là bệnh rất nghiêm trọng, khả năng sống sót của bệnh nhân phụ thuộc vào loại ung thư, kích thước khối u, tình trạng lây lan của khối u khi phát hiện bệnh.

Tên gọi khác: Stomach cancer, Gastric cancer

Triệu chứng

Đau bụng, đi ngoài phân đen, khó nuốt, ợ hơi quá nhiều, sức khỏe sa sút, ăn không ngon, buồn nôn và nôn mửa, đầy bụng, giảm cân không chủ ý, nôn ra máu, suy nhược, mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày: Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD) và các xét nghiệm khác với đường tiêu hóa trên.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm phân để kiểm tra lượng máu trong phân.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.


Điều trị

Gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u và/hoặc dạ dày, hóa trị và xạ trị.

Nguyên nhân

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 950.000 người mắc ung thư dạ dày, và có khoảng 700.000 bệnh nhân chết vì ung thư dạ dày. Khu vực dễ mắc ung thư dạ dày là các nước Đông Á, châu Nam Mỹ và Đông Âu. Ung thư dạ dày có thể ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 40-60, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới là 2:1.

Ung thư dạ dày có những nguy hại gì?

Trên 70% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt, cùng với sự phát triển của bệnh sẽ dần dần xuất hiện những triệu chứng bất thường, những triệu chứng giống với viêm dạ dày hay viêm loét dạ dày, bao gồm bụng trên to lên và đau âm ỉ, ợ chua. Khi bệnh nhân ung thư dạ dày có xuất huyết đường tiêu hoá, thông thường xuất huyết với lượng nhỏ, rất ít khi xuất huyết với lượng lớn, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân ung thư dạ dày chảy máu với lượng lớn. Sự nguy hiểm của ung thư dạ dày còn thể hiện ở nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen, bệnh nhân ung thư dạ dày có hiện tượng đau đầu, tim đập nhanh, nôn ra chất có màu nâu cà phê. Khi ung thư dạ dày có di căn khoang bụng khiến cho mật bị chèn ép, bệnh nhân ung thư sẽ bị vàng da và đại tiện có màu đất gốm. Ung thư dạ dày gây tắc môn vị, hiện tượng này thường thấy ở bệnh nhân có khối u ở môn vị và thượng vị. Khi khối u ở phần dưới dạ dày di căn đến thượng vị hoặc thực quản sẽ dẫn đến tắc đoạn dưới thực quản, khối u ở gần môn vị dễ dẫn đến tắc môn vị.

Phòng ngừa

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính khá phổ biến, nhưng lại rất khó để chẩn đoán sớm. Ung thư dạ dày thường gặp ở lứa tuổi 50 - 60 và nam bị nhiều hơn nữ. Những người có nhóm máu A tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác. Người bị viêm dạ dày thể teo thì khả năng bị ung thư dạ dày từ 6 - 12%. Ung thư dạ dày cũng mang yếu tố di truyền, điều này thể hiện, nếu trong nhà có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con, cháu bị cao hơn gấp 4 lần so với những người khác. Ngoài ra chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ung thư dạ dày: ăn các thức ăn xào, rán, nướng chả, hun khói…

Điều trị

Thực phẩm phòng tránh bệnh ung thư dạ dày:

Bệnh nhân ung thư dạ dày ngoài việc trị liệu bằng thuốc còn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 3 loại thực phẩm giúp chúng ta phòng tránh căn bệnh ung thư dạ dày quái ác này.

  • Cà chua: Trong cà chua có chứa hàm lượng Lycopene và Renieratene khá lớn, những chất này đều là chất chống ôxy hóa, đặc biệt là Lycopene có tác dụng trung hòa gốc tự do trong cơ thể, phòng ngừa ung thư dạ dày và ung thư các bệnh về hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hiệu quả trong phòng tránh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

  • Các loại nấm: Các loại nấm có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư gồm có nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và nấm mèo (mộc nhĩ). Các loại nấm này đều dễ kiếm vì nó là các loại nấm chúng ta vẫn ăn thường ngày. Trong nấm đông cô có chứa Polysaccharides – một chất chống ung thư hữu hiệu. Chất này còn có trong mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng. Ngoài ra các chất xơ, sợi thô và canxi có trong các loại nấm cũng có tác dụng phòng tránh ung thư rất tốt, không những thế nó còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

  • Súp lơ: Trong súp lơ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng Molipden, chất này có khả năng ngăn chặn sự hình thành Dicyclohexylamine nitrate - một chất gây ung thư, từ đó có tác dụng phòng tránh ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu liên quan đã cho thấy, trong súp lơ còn có chứa một loại men có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào có tên Sulphide. Men này có tác dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày một cách có hiệu quả.