Tên gọi khác: Gastroesophageal Reflux Disease, GERD ,Trào ngược axít, Trào ngược dạ dày - thực quản
Triệu chứng
Cảm giác nóng rát trong họng và ngực, ợ nóng, vị đắng trong miệng, đau rát ở ngực, trào ngược thức ăn vào cổ họng, buồn nôn, ho mãn tính, khàn giọng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Các xét nghiệm có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác của triệu chứng.
Nội soi đường tiêu hóa trên có thể được thực hiện để xem xét nguyên nhân kích thích thực quản.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori. Có thể bổ sung: xét nghiệm D-dimer, điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm Tronopin, nội soi đường tiêu hóa trên (EGD), chụp X-quang.
Điều trị
Bệnh nhân nên tránh hút thuốc, uống rượu hay cà phê hoặc nằm ngay sau khi ăn. Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và bao gồm: thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazole/Prilosec, Pantoprazole/Protonix), thuốc chẹn H2 (Cimetidine/Tagamet, Ranitidine/Zantac), thuốc kháng axít, thuốc điều hòa vận động (Metoclopramide/ REGLAN). Phẫu thuật có thể được khuyến khích cho các triệu chứng nghiêm trọng và dai dẳng.
Nguyên nhân
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản đã được y văn đề cập đến từ vài chục năm nay, nhưng ở Việt Nam, bệnh này chỉ mới được lưu ý từ vài năm trở lại đây. Một trong các nguyên nhân làm cho bệnh trào ngược dạ dày - thực quản chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh này chưa được tầm soát kỹ, trong khi các triệu chứng khác lại rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang…
Vậy bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là gì? Đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản khá phổ biến ở các nước phương Tây với tần suất 15 - 30% dân số. Ở các nước châu Á tần suất dao động 5 - 15%.
Phòng ngừa
Có một cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố. Hoạt động của cơ thắt dưới thực quản là yếu tố rất quyết định trong hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với HCI của dịch dạ dày. Bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhày thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa HCI của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày.
Khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của cơ thắt dưới thực quản và cơ chế bảo vệ chống trào ngược có thể do giãn cơ thắt dưới thực quản xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn, thoát vị hoành, rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (thuốc lá) và các tác nhân làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản như các thuốc Secretin, Cholécystokinine, Glucagon; các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết Choline, Theophylline; các chất cafein, rượu, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ…
Điều trị
Giảm cân: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày - thực quản. Vì vậy, hãy giảm cân nếu bạn thừa cân và đừng tăng cân nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng.
Tránh những thực phẩm có thể gây trào ngược: Nếu bạn có nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản, hãy tránh:
Thực phẩm nhiều mỡ
Thực phẩm có gia vị
Thực phẩm có tính axít, như cà chua và cam quýt
Bạc hà
Sôcôla
Hành
Cà phê hoặc đồ uống có caffein
Đồ uống có ga
Ăn nhiều bữa nhỏ: Những bữa ăn no làm đầy dạ dày, dễ gây trào ngược hơn.
Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, nên đợi ít nhất 3 giờ mới nằm nghỉ.
Gối đầu cao khi nằm. Gối đầu cao khoảng 15 - 20cm để tránh trào ngược axít dạ dày lên thực quản.
Xem xét lại những thuốc bạn đang dùng. Nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản. Chúng bao gồm:
Thuốc chống viêm không Steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAID).
Thuốc chẹn kênh canxi (thường dùng để điều trị tăng huyết áp).
Một số thuốc điều trị hen, bao gồm thuốc chủ vận beta (như Albuterol).
Thuốc kháng Cholinergic (được dùng để điều trị các bệnh như dị ứng theo mùa và tăng nhãn áp).
Các Bisphosphonate (được dùng để tăng mật độ xương).
Thuốc an thần và thuốc giảm đau.
Một số loại kháng sinh.
Kali.
Viên sắt.
Nếu bạn đang dùng những thuốc kể trên, nên gặp bác sĩ để được chuyển sang dùng những thuốc khác mà không có các tác động tương tự lên đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, không bao giờ được ngừng thuốc đã kê đơn khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cai thuốc lá.
Hạn chế uống rượu.
Không mặc quần áo quá chặt.
Dùng chế độ ăn không có Gluten. Thử loại bỏ Gluten trong chế độ ăn (Gluten có trong ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì) bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Nếu sau khi thử các cách kể trên mà bạn vẫn còn các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh.