Giảm độ đặc xương

Tóm tắt Giảm độ đặc xương

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Thiếu chất xương
  • Giảm độ đặc xương

Là tình trạng giảm mật độ xương. Thiếu xương tương tự như bệnh loãng xương nhưng tình trạng mất mật độ xương chưa nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân bị thiếu xương sau này phát triển thành bệnh loãng xương nếu không được điều trị. Thiếu xương xảy ra do tuổi tác và phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc rối loạn này hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây thiếu xương bao gồm: dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, gầy, lịch sử gia đình có người bị thiếu xương, hóa trị, xạ trị, các thuốc như steroid, giảm hoạt động thể chất, uống rượu, là người gốc da trắng, uống nhiều nước ngọt. Thiếu xương làm tăng nguy cơ gãy xương.

Triệu chứng

Thông thường không có, trừ khi có một thương tích dẫn đến gãy xương.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Đo mật độ xương (BMD). Kỹ thuật xác định chính xác nhất tình trạng thiếu xương là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng Dual-energy x-ray absorptiometry (DEXA). Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và kích thích hormon tuyến giáp (TSH).

Điều trị

Áp dụng các liệu pháp nhằm giảm tỷ lệ mất xương và ngăn ngừa chứng loãng xương. Điều trị bao gồm: tăng tập thể dục và dinh dưỡng tốt hơn (tăng vitamin D và bổ sung canxi đường uống). Bác sĩ có thể kê toa thuốc được dùng để điều trị loãng xương.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội