Giảm hormone tuyến yên

Suy tuyến yên là hội chứng tương đối hiếm gặp, chỉ sự thiếu hụt chức năng một hoặc nhiều hormone thuỳ trước ảnh hưởng tới chức năng tuyến đích. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở hố yên sàn não, phía sau mũi và giữa hai tai, có ảnh hưởng, chi phối tới hầu hết hoạt động chức năng của hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân chính của suy tuyến yên là do chấn thương ảnh hưởng đến tuyến yên, ung thư, nhiễm trùng, đột quỵ và mất máu trong quá trình mang thai.

Tên gọi khác: Suy chức năng tuyến yên , Giảm hormone tuyến yên

Triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng của suy tuyến yên rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào loại hormone nào bị thiếu hụt và mức độ thiếu hụt nặng hay nhẹ. Đôi khi các triệu chứng không rõ rệt, mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, táo bón, giảm cân, chán ăn, đau bụng, không chịu được lạnh, vấn đề thị giác, mất lông mu, đau khớp, khản giọng, sưng mặt, khát nước, đi tiểu nhiều, và ngất xỉu .

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để đo lường mức độ thiếu hoặc thấp của hormone.
  • Kiểm tra hình ảnh có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra các tổn thương tuyến yên.

Điều trị

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan). Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp X-quang. Xét nghiệm horrmone kích thích nang trứng FSH, hormone kích thích thể vàng LH, hormone kích thích tuyển giáp TSH.

Giảm hormone tuyến yên - Ảnh minh họa 1
Giảm hormone tuyến yên - Ảnh minh họa 2
Giảm hormone tuyến yên - Ảnh minh họa 3
Giảm hormone tuyến yên - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở hố yên sàn não, phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù có kích thước nhỏ như vậy nhưng tuyến yên lại có vai trò rất quan trọng, nó chỉ huy nhiều tuyến nội tiết của cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục..vv cho nên tuyến yên ảnh hưởng, chi phối tới hầu hết hoạt động chức năng của hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

Suy tuyến yên là thuật ngữ chỉ sự thiếu hụt chức năng một hoặc nhiều hormone thuỳ trước ảnh hưởng tới chức năng tuyến đích. Suy tuyến yên có thể chỉ suy một tuyến hoặc nhiều tuyến (suy đa tuyến). Đây là hội chứng tương đối hiếm gặp, suy tuyến yên gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc tăng theo tuổi, khoảng 5-7 ca/100.000 dân.

Phòng ngừa

Nguyên nhân gây suy tuyến yên có thể ở tại tuyến hoặc do tổn thương vùng dưới đồi hoặc do bệnh lý toàn thân. Nguyên nhân hay gặp ở người lớn là u tuyến yên hoặc sau phẫu thuật hay xạ trị vùng tuyến yên.

  • Do khối u ở tuyến yên hoặc vùng dưới đùi:
    • Adenome tuyến yên chiếm phần lớn các khối u tuyến yên. Khoảng 30% bệnh nhân Macroadenoma (u >1cm) có suy một hoặc nhiều hormone thuỳ trước.
    • Các khối u không có nguồn gốc từ tuyến yên như u sọ hầu, u màng não; u tế bào thần kinh đệm...vv. Ngoài ra có thể gặp các u thứ phát di căn tới tuyến yên.
  • Do phẫu thuật vùng tuyến yên: Suy tuyến yên cũng là biến chứng phổ biến sau phẫu thuật tuyến yên tỷ lệ và mức độ suy tuyến yên tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước khối u trước mổ, mức độ xâm lấn và kinh nghiệm phẫu thuật viên.
  • Do tia xạ: Suy tuyến yên đã được thông báo ở những bệnh nhân tia xạ điều trị ung thư vòm, điều trị các khối u tuyến yên và khối u cạnh tuyến yên.
  • Do di truyền: Hội chứng Kallmann:
    • Hội chứng Sheehan: Suy tuyến yên do mất máu cấp tính hậu sản nặng có tụt áp hoặc sốc gây thiếu máu hoại tử thuỳ trước tuyến yên là nguyên nhân thường gặp của suy tuyến yên ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam.
    • Đột quỵ tuyến yên: Đột quỵ tuyến yên do nhồi máu hoặc xuất huyết tự nhiên ở khối u tuyến yên với một bệnh cảnh tối cấp: Nhức đầu dữ dội, nhìn không rõ, liệt mắt, hội chứng màng não và rối loạn ý thức. Có thể xảy ra suy tuyến yên cấp.
  • Các nguyên nhân khác:
    • Bệnh tự miễn: Viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho.
    • Do chấn thương sọ não (sau tai nạn giao thông), xuất huyết dưới nhện.
    • Dị dạng: Hội chứng hố yên rỗng, thiểu sản tuyến yên.
    • Nhiễm khuẩn: Apxe, viêm màng não, viêm não, lao.
    • Một sỗ trường hợp không rõ căn nguyên.

Điều trị

Cần theo dõi sàng lọc suy tuyến yên ở những bệnh nhân có nguy cơ như có tiền sử mất máu sản khoa, tiền sử chấn thương vùng nền sọ, có xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên hoặc sau khi phẫu thuật lấy khối u tuyến yên.

Bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tuyến yên phải theo dõi tại cơ sở chuyên khoa và được tư vấn đánh giá khả năng phải dùng thuốc suốt đời và hướng dẫn cách tăng liều thuốc corticoid trong tình huống cần thiết.