Tên gọi khác: Lòi dom , Haemorrhoids
Triệu chứng
Đau trực tràng, chảy máu trực tràng, đầy trực tràng, táo bón, sa búi trĩ, chảy máu hậu môn, chảy máu khi đại tiện.
Chẩn đoán
Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Soi đại tràng Sigma hoặc nội soi đại tràng có thể sẽ được thực hiện để xác nhận rằng lý do chảy máu hậu môn là bệnh trĩ.
Soi hậu môn có thể được chỉ định.
Điều trị
Điều trị bao gồm: ngâm hậu môn trong nước ấm, thuốc chống viêm, tăng chất xơ trong chế độ ăn uống, chất làm mềm phân, và phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ trong trường hợp nặng.
Nguyên nhân
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Trong cơ thể chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp và có nhiệm vụ chuyên chở máu về tim. Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bị to ra bất thường và giãn rộng thì gây ra bệnh trĩ.
Chế độ ăn với các loại thức ăn tinh chế, chế biến sẵn...; ít ngũ cốc và các thức ăn nhuận tràng gây khó tiêu và chứng táo bón. Chính chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn, khiến tĩnh mạch phình to lên, giãn ra và gây bệnh trĩ.
Bệnh trĩ khá phổ biến. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau.
Phòng ngừa
Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh:
Táo bón: Việc gắng sức khi rặn để tống phân ra có thể tạo sức ép lên các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
Thói quen ăn uống không tốt như ăn ít chất xơ và rau quả, ăn nhiều gia vị (tiêu, ớt), uống nhiều rượu.
Di truyền: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
Thai kỳ, sinh đẻ: Sức ép quá mạnh từ bào thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
Điều trị
Các lời khuyên sau sẽ giúp ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
Điều chỉnh thói quen ăn uống:
Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.
Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc, rất tốt cho người bệnh trĩ).
Đi bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc trĩ.
Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày.
Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lị…
Nói chung, để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, chúng ta cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý sao cho cung cấp đủ chất xơ, cơ thể mát mẻ, tránh để nóng trong, táo bón.