Tên gọi khác: Heartburn
Triệu chứng
Cảm giác đau rát ở ngực thường xảy ra sau khi ăn hoặc xảy ra vào ban đêm, đau nặng hơn khi nằm xuống hoặc cúi.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang kiểm tra thực quản và dạ dày.
Nội soi thực quản.
Sinh thiết thực quản làm xét nghiệm.
Các xét nghiệm để xác định khi nào và trong bao lâu, a-xít dạ dày tràn vào thực quản.
Đo chuyển động và áp lực trong thực quản.
Điều trị
Nhiều loại thuốc không cần kê toa có thể giúp làm giảm chứng ợ nóng, bao gồm: thuốc kháng a-xít giúp trung hòa a-xít trong dạ dày. Thuốc đối kháng thụ thể H--2 (H2RAs) có thể làm giảm a-xít dạ dày, H2RAs không có tác dụng nhanh chóng như thuốc kháng a-xít nhưng duy trì tác dụng lâu hơn. Thuốc ức chế bơm proton, như Lansoprazole (Prevacid 24HR) và Omeprazole (Prilosec OTC) cũng có thể làm giảm a-xít dạ dày. Nếu phương pháp điều trị trên không có hiệu quả, bệnh nhân có thể cần phải dùng thuốc theo toa.
Nguyên nhân
Thống kê cho hay, có tới 60% dân chúng bị ợ chua ít nhất 1 lần trong tháng và thường thấy ở người trưởng thành nhiều hơn là ở trẻ em.
Bệnh gây khó chịu có thể gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày cả trong giấc ngủ. Ợ chua gâycảm giác đau như lửa đốt ở sau xương ức . Mặc dù cảm giác nóng này ở trước ngực và tên bệnh tiếng Anh là Heartburn, bệnh không liên quan gì tới tim, mà là một rối loạn về tiêu hóa.
Cơn đau thường nặng hơn khi nằm xuống hoặc cúi xuống. Ợ chua thường xuyên, cản trở sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể là một triệu chứng của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa
Trong dạ dày có một dung dịch a-xít nhẹ để giúp tiêu hóa thức ăn cũng như để tiêu diệt một số vi khuẩn lẫn trong thực phẩm. A-xít này không làm tổn thương dạ dày nhờ lớp màng bao che phủ niêm mạc dạ dày. Nếu a-xít đó cứ nằm trong dạ dày thì không sao nhưng đôi khi nó trào ngược lên thực quản, gây khó khăn cho người bệnh.
Khi ăn uống, thực phẩm di chuyển từ miệng xuống dạ dày qua một cái ống gọi là thực quản, dài khoảng 23 cm. Bình thường, thức ăn cũng như a-xít được giữ trong dạ dày không trào ngược là nhờ cơ vòng nằm ở cuối thực quản. Cơ mở rộng để thực phẩm xuống dạ dày rồi mau lẹ khép lại, không cho thực phẩm và dịch vị trào ngược lên trên. Nhiều lúc cơ vòng mở hơi lâu khi ta nuốt thức ăn, các chất trong dạ dày lợi dụng cơ hội cửa mở, trào ngược lên thực quản. Do đó, ta có cảm giác nóng đốt sau ngực và vị chua trong miệng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease-GERD).
Ngoài ra, một số thực phẩm cũng là thủ phạm gây ra ợ chua trong đó có sôcôla. Đây là một tin buồn cho những ai thích ăn sôcôla, bởi đây là nguyên nhân gây ợ chua cao nhất thường gặp nhất ở thực phẩm. Sôcôla chứa chất kích thích, caffeine và các chất dễ gây ra hiện tượng trào ngược thức ăn. Chúng chứa nhiều chất béo và ca cao, những thứ này rất dễ khiến bạn bị ợ chua. Về mặt lý thuyết, sôcôla đen không có tác động tiêu cực như sôcôla sữa vốn giàu chất béo. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên cẩn trọng khi ăn sôcôla nếu bạn thường xuyên có dấu hiệu này, bởi vì cả hai loại sôcôla đều có có khả năng làm cho a-xít dạ dày tăng cao và gây ợ chua cho bạn. Một thỏi sôcôla hằng ngày là rất tốt, nhưng nhiều hơn thì sẽ có tác động ngược lại đấy!
Sô đa. Hiện nay sô đa là loại nước đang rất thịnh hành và được ưa chuộng rộng rãi. Tuy nhiên, Sô đa và các thức uống có ga khác lại chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng trào ngược thực phẩm trong cơ thể. Sô đa chứa caffein và còn có tính a-xít cao, điều này vô cùng nguy hiểm. Mức độ pH tự nhiên bên trong cơ thể khoảng 7.0 trong khi nước sô đa có độ pH khoảng 2.5. Điều này có nghĩa là chúng ta đang đặt một cái gì đó có tính a-xít cao gấp nhiều lần cho phép vào cơ thể mình.
Những thực phẩm chiên. Hàm lượng dầu mỡ và chất béo cao trong thực phẩm chiên thường gây rắc rối cho dạ dày. Chính vì vậy mà chúng được liệt vào danh sách những “thực phẩm xấu”. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng thường gây ra hiện tượng ợ chua, trào ngược thực quản.
Rượu bia được xem là những loại thức uống có “đóng góp” lớn vào hiện tượng ợ chua của bạn. Rượu, bia, rượu vang và những thức uống có cồn khác gây ảnh hưởng đến sự co thắt của dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược. Do đó, bạn nên tránh xa những loại thức uống này, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khi bạn đang đói cũng không nên dùng những loại thức uống đó, nó sẽ rất có hại cho dạ dày của bạn.
Thực phẩm nhiều chất béo. Những loại thực phẩm có lượng chất béo cao như bơ, phô mai… là nguyên nhân gây nên triệu chứng ở chua. Nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm này và thấy xuất hiện hiện tượng đó thì nên tránh, vì về lâu dài rất nguy hại. Tốt nhất là chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều béo như bơ, phô mai để chế biến như một thứ gia vị chứ không nên dùng như món ăn chính.
Các loại thịt mỡ. Nhiều người có thói quen ăn các loại thịt mỡ từ heo, cừu mà không biết rằng nó là nguyên nhân gây nên trào ngược thực phẩm trong cơ thể. Nếu có thói quen này thì bạn nên tập bỏ nó. Hãy thay bằng thịt nạc và cố gắng gia giảm lượng mỡ tiêu thụ hằng ngày trong bữa ăn.
Cà phê. Những người có thói quen uống cà phê nhiều lần trong ngày thường rất dễ bị ợ chua. Một tách nhỏ cà phê là tốt, nhưng uống quá nhiều sẽ phản tác dụng gây ra hiện tượng trên. Bạn hãy thử thay cà phê bằng trà hoa cúc, đây là loại trà thảo dược tốt nhất cho cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể nhâm nhi một tách trà xanh vào buổi sáng thay cho cà phê đấy.
Điều trị
Lựa chọn thức ăn hợp lí. Khi bị mắc chứng bệnh ợ chua nên bổ sung nhiều chất xơ. Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, mà còn là món ăn nên có mặt thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua. Các loại dấm chuối hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên, các nước trái cây quá chua lại có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện thời. Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất a-xít trong dạ dày và làm dạ dày co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu... Bạn cũng nên kiêng cà phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau thơm như húng tây, ngò... Vì thế, thói quen ngậm kẹo the, bạc hà không nên duy trì ở người mắc chứng ợ chua cũng như các loại cháo và súp loãng sẽ làm bạn dễ bị trào ngược thức ăn hơn, tốt nhất bạn nên kết hợp ăn kèm thức ăn dạng lỏng với dạng khô. Một vài loại hoa quả, trái cây như chuối, cam quýt, hồng, tỏi, cà chua, khoai lang... giàu đường và a-xít hữu cơ nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái khó tiêu, rối loạn chức năng của dạ dày và ruột do dư thừa a-xít. Bệnh nhân nên lưu ý tránh không sử dụng các loại trái cây đó.
Thay đổi thói quen ăn uống. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày cũng chậm rãi làm việc. Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí sẽ mang theo a-xít, gây cảm giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên, đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước ngay sau bữa ăn.
Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang phía trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và dạ dày. Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên miệng. Tư thế nằm nghiêng bên trái tốt cho dạ dày hơn nằm sấp hoặc nghiêng bên phải.
Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, dạ dày bị ép làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên. Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ thể gây tăng sức ép lên bụng; tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh vì vậy không nên tự uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày. Bạn sẽ được chỉ định áp dụng các phương thức phát hiện bệnh, bên cạnh các dấu hiệu thông thường tùy theo tình trạng bệnh như nội soi, chụp X-quang thực quản và dạ dày, đo độ làm việc của cơ vòng với máy đo đặc biệt và bạn cũng có thể được kiểm tra mức độ chất chua dội ngược lên thực quản trong một quãng thời gian xác định.