Hẹp van 2 lá

Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, có chức năng giữ dòng máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái. Khi van mở ra, máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Khi đóng, van giúp ngăn máu chảy theo chiều ngược lại. Khi bị hẹp, van hai lá hạn chế sự lưu thông của dòng máu. Hẹp van hai lá thường là biến chứng của bệnh sốt thấp khớp. Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh tim bẩm sinh và khối u trên van. Hẹp van hai lá nặng có thể gây ra suy tim, phì đại tim và rung nhĩ.

Tên gọi khác: Hẹp van 2 lá, Sa van 2 lá

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể phát triển dần dần và bao gồm: đau ngực, ho, khó thở, mệt mỏi, nhiễm trùng đường hô hấp, thường gặp như viêm phế quản, tim đập nhanh, đánh trống ngực, sưng chân, khó thở.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Có thể nghe thấy tiếng thổi tim. Siêu âm tim, siêu âm tim qua thực quản (TEE), MRI và/hoặc chụp động mạch vành. Có thể bổ sung: Điện tâm đồ (EKG)

Điều trị

Phương pháp điều trị căn cứ vào triệu chứng và mức độ tổn thương tim và phổi. Đối với những người có triệu chứng nhẹ, các bác sĩ chỉ theo dõi tim. Điều trị bao gồm: các loại thuốc giúp cải thiện chức năng tim, thông van tim, phẫu thuật thay thế van tim.

Nguyên nhân

Van hai lá là van tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Khi bị hẹp lại vì bất cứ lý do gì, van hai lá của tim mở không đủ, khiến dòng chảy của máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái bị tắc nghẽn.

Hẹp van hai lá là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng 40,3% các bệnh tim mắc phải. Bệnh được phát sinh ở loài người từ khi bắt đầu sống thành từng quần thể do điều kiện sinh sống thấp kém, chật chội thiếu vệ sinh dễ gây lây nhiễm bệnh. Từ năm 1887, tác giả Bouillaud rồi Sokolski đã mô tả căn bệnh này. Đến năm 1920, Duckett Jones (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu bệnh này và đến năm 1944 ông mới công bố bảy tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Cũng trong thời gian này, Cutter và Levine Phillipe (Hoa kỳ) tìm cách phẫu thuật hẹp van hai lá, còn tại nước Anh, đã mổ được hẹp van hai lá. Giai đoạn này bệnh hẹp van hai lá là bệnh tim mạch phổ biến nhất, gây tàn phế và tử vong nhiều. Từ năm 1944, việc phát minh ra thuốc Penixillin diệt các loại liên cầu và đặc biệt tạo ra loại Penixillin chậm (Benzathyl Penixillin) có tác dụng phòng ngừa bệnh này, do đó đến nay ở nhiều nước phát triển, bệnh thấp tim gần như mất hẳn.

Phòng ngừa

  • Di chứng thấp tim.

Đa số trường hợp hẹp van 2 la đều là do di chứng thấp tim dù 50% bệnh nhân không có tiền sử thấp khớp. Đợt thấp tim cấp thường hay gây ra hở van 2 lá. Sau một số đợt thấp tim tái phát, hẹp van 2 lá bắt đầu xuất hiện, tiếp tục tiến triển nhiều năm cho tới khi biểu hiện triệu chứng. Thương tổn chính là thâm nhiễm xơ, dày lá van, dính mép van, dính và co rút dây chằng, cột cơ góp phần gây nên hẹp van 2 lá. Xuất hiện vôi hóa lắng đọng trên lá van, dây chằng, vòng van, tiếp tục làm hạn chế chức năng bình thường của van. Những thương tổn này tạo thành van 2 lá hình phễu như hình miệng cá mè.

  • Tổn thương xơ vữa.

  • Bẩm sinh:

    • Van 2 lá hình dù: do chỉ có một cột cơ với các dây chằng cho cả hai lá van, dẫn đến hở hoặc hẹp van.

    • Vòng thắt trên van 2 lá.

  • Bệnh hệ thống có thể gây xơ hóa van 2 lá:

    • U Carcinoid.

    • Lupus ban đỏ hệ thống.

    • Viêm khớp dạng thấp.

    • Lắng đọng Mucopolysaccharide.

    • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đã liền sẹo.

Điều trị

Nếu bệnh nhân mới bị thấp tim, phải tích cực điều trị thấp tim: chống viêm nhiễm (Corticoid, Aspirin, Penicillin...).

Khuyên bệnh nhân nữ tránh có thai.

Khi chuyển dạ đẻ mới phát hiện hẹp hai lá, cần giúp sản phụ đẻ sớm bằng Forcep hay phẫu thuật để tránh gắng sức lúc rặn đẻ.

Phòng thấp tái phát bằng Benzathyl Penicillin 1,2 triệu đơn vị, 15-20 mỗi ngày, tiêm bắp sâu sau khi thử test.

Đề phòng bội nhiễm phổi, Osler bằng kháng sinh Penicillin nhanh hoặc Erythromycin 0,5g trước các can thiệp: nhổ răng, chích nhọt ngoài da... Khi có dấu viêm tĩnh mạch chi dưới phòng tắc động mạch phổi bằng cách đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới.