Tên gọi khác: Tricuspid Regurgitation, Hở van tim 3 lá
Triệu chứng
Hở van ba lá thường không gây ra triệu chứng cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng của hở van ba lá có thể bao gồm: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, sưng ở bụng, chân hoặc sưng tĩnh mạch ở cổ, nhịp tim bất thường, mạch đập mạnh ở cổ, khó thở khi có hoạt động thể lực, suy nhược.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Siêu âm tim, có thể tiến hành siêu âm tim qua thực quản (TEE).
Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang, điện tâm đồ (ECG), thăm dò điện sinh lí tim (Electrophysiology).
Nghiệm pháp gắng sức để đo lường phản ứng của tim.
Thông tim để xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây trào ngược van ba lá.
Điều trị
Hở van tim ở thời kỳ nhẹ: người bệnh chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, giảm ăn mặn, không thức khuya, không sử dụng các chất kích thích, không làm việc gắng sức, tập các môn thể dục nhẹ nhàng, nếu cần thiết sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nên đều đặn đi khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần.
Nguyên nhân
Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những ‘cánh cửa’, khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.
Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp, sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Van tim 3 lá, đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van tim 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi, tuy nhiên tùy theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,… Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.
Phòng ngừa
Bất kỳ bệnh lý nào gây ảnh hưởng đến bộ máy van ba lá (vòng van, lá van, dây chằng, cột cơ) đều gây hở van ba lá. Thường chia thành 2 nhóm nguyên nhân: hở van ba lá thực tổn (tiên phát) và cơ năng (thứ phát).
Nguyên nhân gây hở van ba lá thực tổn: Di chứng thấp tim, các dị tật bẩm sinh, vôi hoá vòng van ba lá, sa van ba lá do thoái hoá nhầy, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim…
Nguyên nhân thứ phát: Suy thất trái gây giãn cả thất phải và trái (do bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, hở van hai lá, hẹp và/hoặc hở van động mạch chủ), tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…
Điều trị
Phòng tránh hở van ba lá phải xuất phát từ nguyên nhân. Tránh sử dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch có thể ngăn chặn được nhiều trường hợp hở van ba lá do nhiễm trùng van tim. Tránh hút thuốc lá có thể giúp ngăn ngừa nhiều trường hợp tăng huyết áp động mạch phổi, suy tim sung huyết và các cơn đau tim.
Nếu bạn có tiền sử về bệnh van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh, cần thông báo với bác sĩ trước khi điều trị bệnh.
Kịp thời điều trị các rối loạn có thể gây bệnh van tim.