Tên gọi khác: Rối loạn hàm sọ, Hội chứng đau - loạn năng khớp thái dương hàm ,Hội chứng đau - loạn năng cân cơ, Hội chứng đau - loạn năng hệ thống nhai, Hội chứng SADAM , Loạn năng khớp thái dương hàm
Triệu chứng
Rối loạn thái dương hàm có hai nhóm triệu chứng chính là đau và loạn năng. Đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm. Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để xác định bệnh có thể bao gồm: Chụp X-quang để đánh giá mức độ răng ăn khớp với nhau, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)
Điều trị
Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Ngày nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâm lấn. Điều trị không xâm lấn: Điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng thuốc để cải thiện triệu chứng, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân. Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.