Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tóm tắt Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý.Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm.

Triệu chứng

Triệu chứng giảm chú ý: Không thể tập trung chú ý; Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung chú ý; Lơ đễnh, không lắng nghe người khác nói; Không theo những sự hướng dẫn và không hoàn thành những công việc được giao; Khó khăn trong tổ chức, sắp xếp hoạt động, việc làm, ý nghĩ; Tránh những công việc yêu cầu sự làm việc trí óc lâu dài; Hay làm mất các đồ vật; Dễ bị phân tán tư tưởng; Hay quên. Triệu chứng tăng động: Bồn chồn, sốt ruột, ngọ nguậy liên tục không ở yên một chỗ; Khó có thể ngồi lâu một chỗ ; Chạy nhảy, leo trèo luôn chân ở khắp nơi; Khó tham gia vào các hoạt động một cách yên lặng; Hành động như bị điều khiển bởi “động cơ mô tô”; Nói liên tục; Buột câu trả lời trước khi người hỏi chấm dứt câu hỏi; Ngắt lời, cướp lời người khác; Gặp khó khăn khi phải chờ lượt.

Chẩn đoán

Để thiết lập chẩn đoán trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý trẻ phải có ít nhất 6 triệu chứng trong 1 nhóm biểu hiện thường xuyên, gây trở ngại cho các hoạt động chức năng thường ngày trong tối thiểu là 6 tháng. Đối với người lớn, số lượng triệu chứng để chẩn đoán là 5.
Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội