Tên gọi khác: Suy tuyến cận giáp, Hypoparathyroidism
Triệu chứng
Các triệu chứng bao gồm: Khô da. Rụng tóc. Căng cơ. Chậm phát triển trong các trường hợp suy tuyến cận giáp di truyền.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán và tìm nguyên nhân của suy tuyến cận giáp.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG).
Xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: Xét nghiệm nồng độ magiê, canxi, vitamin D ở bệnh nhân.
Điều trị
Quyết định điều trị dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung...vv. Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ canxi và photpho trong máu về mức bình thường. Bệnh nhân thường được chỉ định bổ sung canxi và vitamin D.
Nguyên nhân
Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH - Parathyroid hormon) có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm canxi và tăng photpho trong máu. Sư mất cân bằng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về xương, cơ, da, thần kinh.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
Phòng ngừa
Suy cận giáp di truyền: Trong thể bệnh này, đứa trẻ sinh ra đã không có tuyến cận giáp hoặc có nhưng hoạt động kém. Đây là bệnh di truyền theo gen lặn và khi cả bố và mẹ mang gen này thì khả năng con của họ bị bệnh là 25%. Các triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất là khi trẻ 2 tuổi.
Suy cận giáp mắc phải: Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi tuyến cận giáp bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (chú ý để điều trị u tuyến cận giáp hoặc tai biến của phẫu thuật cắt tuyến giáp). Ngày nay do các phẫu thuật vùng cổ được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao nên tai biến này ngày càng ít gặp.
Trong một số ít trường hợp, suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần suy cận giáp sẽ xuất hiện. Trường hợp này người bệnh hay có mắc thêm bệnh tự miễn khác, ví dụ bệnh Addison.
Các nguyên nhân khác: Điều trị tia xạ các ung thư vùng cổ phá hủy tuyến cận giáp, nồng độ magne trong cơ thể giảm làm giảm chức năng tuyến cận giáp hoặc khi bệnh nhân bị nhiễm kiềm.
Điều trị
Quyết định điều trị dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung...vv. Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ canxi và photpho trong máu về mức bình thường. Cụ thể, các bệnh nhân suy cận giáp được điều trị đồng thời bằng: Calcium carbonat dạng viên uống. Lưu ý là canxi liều cao có thể gây tác dụng phụ như táo bón hoặc gây sỏi thận; vitamin D liều cao là chất cần cho sự hấp thu calci; bổ sung magiê dạng viên uống.
Chế độ ăn: Bên cạnh việc dùng thuốc, các bệnh nhân suy cận giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu canxi như bơ sữa, rau xanh, nước cam đậm đặc, ngũ cốc...vv và ít photpho; tránh dùng nước ngọt có acid photphoric.
Với những bệnh nhân có canxi máu rất thấp, triệu chứng nhiều và nặng, hoặc bị cơn Tetani thì nên nhập viện để điều trị bằng tiêm canxi vào tĩnh mạch. Sau khi xuất viện họ có thể tiếp tục dùng canxi và vitamin D đường uống. Vì suy cận giáp là bệnh mãn tính nên điều trị sẽ phải kéo dài suốt cuộc đời và thường xuyên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để điều chỉnh liều thích hợp. Điều trị đạt kết quả tốt nếu bệnh nhân không có triệu chứng, canxi máu bình thường, canxi niệu bình thường.