Triệu chứng
Nếu không bị nhiễm trùng, triệu chứng có thể có chỉ là dịch chảy liên tục từ các lỗ rò.
Chẩn đoán
Nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).
Điều trị
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
Tổng quan
Triệu chứng
Nếu không bị nhiễm trùng, triệu chứng có thể có chỉ là dịch chảy liên tục từ các lỗ rò.
Nếu bị nhiễm trùng, các triệu chứng bao gồm mủ hôi thối từ các khu vực hậu môn, chảy máu, ngứa, Sốt và đau.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
Bác sĩ sẽ xác định vị trí, tìm hiểu nguyên nhân và mức độ của lỗ rò.
Nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).
Điều trị
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các lỗ rò.
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
Nguyên nhân
1. Mô tả
Bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, bệnh không gây chết người nhưng khiến bệnh nhân khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động.
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất thương tổn đơn giản hay phức tạp mà kết quả phẫu thuật có thể tốt hay không chắc chắn. Nhiều bệnh nhân phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì bệnh hay tái phát.
2. Tính chất và phân loại
Người ta chia ra đơn giản hay phức tạp:
Rò đơn giản: Chỉ có 1 lỗ trong, 1 lỗ ngoài và 1 đường rò nối thông lỗ trong và lỗ ngoài.
Rò phức tạp: Đường rò nhiều ngóc ngách phức tạp, nhiều khi mủ chảy ra ngoài da bằng nhiều lỗ.
Ngoài ra, tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta chia ra:
Rò dưới niêm mạc: Đường rò rất nông ngay dưới niêm mạc và rất ngắn.
Rò liên cơ thắt.
Rò xuyên cơ thắt.
Rò trên cơ thắt.
Rò ngoài cơ thắt.
Ngoài ra, còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.
Phòng ngừa
Áp xe ở dạng cấp tính và rò ở dạng mãn tính.
Nguyên nhân rò là do viêm nhiễm xuất phát từ tuyến hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn E.coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng...
Ngoài ra có nhiều bệnh lý có thể đưa đến rò hậu môn:
Bệnh lao
Bệnh Crohn
Nấm Actinomycosis
Dị vật vùng hậu môn và tầng sinh môn
Ung thư hậu môn trực tràng
Chấn thương do đụng giập, do phẫu thuật như phẫu thuật tiền liệt tuyến
Cắt tầng sinh môn lúc sinh, mổ trĩ
Chiếu xạ vùng chậu
Ung thư bạch huyết
Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ: 4/1
Tuổi mắc bệnh: Thường từ 30 - 50 tuổi
Điều trị
Khi hậu môn có dấu hiệu nóng rát khó chịu cần kịp thời đi kiểm tra, thăm khám để tìm ra nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Tích cực điều trị: Rò hậu môn có thể dẫn đến các bệnh như áp xe hậu môn trực tràng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Kịp thời điều trị bệnh viêm xoang hậu môn, tránh dẫn đến các bệnh áp xe hậu môn trực tràng và rò hậu môn.
Phòng ngừa táo bón và tiêu chảy có ý nghĩa rất quan trọng đối với với việc phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn trực tràng, do đại tiện phân cứng dễ khiến cho hậu môn bị bầm tím, cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng. Hầu hết tiêu chảy đều kèm theo viêm trực tràng và viêm xoang hậu môn có thể khiến cho triệu chứng viêm phát triển nặng hơn.
Hình thành thói quen ăn, đi đại tiện tốt, sau khi đi đại tiện nên vệ sinh hậu môn để hậu môn luôn sạch sẽ, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, có lợi cho sức khỏe. Rò hậu môn có liên quan trực tiếp tới việc hậu môn nóng, ẩm ướt; vì vậy không nên ăn nhiều thức ăn béo ngậy, nhiều dầu mỡ dễ gây nóng và ẩm ướt hậu môn. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như đậu xanh, dưa, củ cải và các loại rau xanh, trái cây khác.
Rò hậu môn là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, do đó nên ăn nhiều thực phẩm nhiều protein như thịt nạc, thịt bò, nấm và các thực phẩm giúp ngăn ngừa rò hậu môn khác như khoai lang, rau mùi tây, hẹ, cà tím, ngó sen, quả sung... Đồng thời không nên uống rượu, hút thuốc lá.