Triệu chứng
Khó thở khi gắng sức, viêm phế quản phổi nhiều lần hoặc chậm lớn, rối loạn nhịp như rung nhĩ hay cuồng nhĩ, tăng áp động mạch phổi nặng và suy tim xung huyết.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Điện tâm đồ.
Chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim.
- Siêu âm qua thành ngực, siêu âm Doppler mầu, siêu âm qua thực quản, siêu âm cản âm.
Tổng quan
Bệnh Khiếm khuyết vách liên nhĩ là gì
Thông liên nhĩ chiếm khoảng 5 - 10% các trường hợp tim bẩm sinh. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: tỷ lệ gặp ở nữ so với nam là 2/1. Đa số các bệnh nhân thông liên nhĩ không có triệu chứng cơ năng. Lâu dài, bệnh nhân sẽ biểu hiện các dấu hiệu của sự quá tải buồng tim phải như rối loạn nhịp nhĩ (tăng dần nguy cơ theo tuổi của bệnh nhân), tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản mạch phổi, hậu quả tất yếu là dẫn đến suy tim xung huyết. Việc tồn tại lỗ Thông liên nhĩ cũng là một yếu tố thuận lợi dẫn đến tắc mạch nghịch thường.
Triệu chứng Bệnh Khiếm khuyết vách liên nhĩ
Khó thở khi gắng sức, viêm phế quản phổi nhiều lần hoặc chậm lớn, rối loạn nhịp như Rung nhĩ hay cuồng nhĩ, tăng áp động mạch phổi nặng và suy tim xung huyết.
Chẩn đoán Bệnh Khiếm khuyết vách liên nhĩ
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Điện tâm đồ.
Chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim.
Siêu âm qua thành ngực, siêu âm Doppler mầu, siêu âm qua thực quản, siêu âm cản âm.
Điều trị Bệnh Khiếm khuyết vách liên nhĩ
Theo dõi định kỳ, không cần điều trị bằng thuốc trong thời gian chờ chỉ định mổ. Điều trị ngoại khoa: mổ vá lỗ thông liên nhĩ dưới trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo.
Nguyên nhân
Thông liên nhĩ chiếm khoảng 5 - 10% các trường hợp tim bẩm sinh. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: tỷ lệ gặp ở nữ so với nam là 2/1.
Đại đa số các bệnh nhân thông liên nhĩ không có triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo, do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
Đối với các trường hợp thông liên nhĩ không được điều trị triệt để, các bệnh nhân dần có các triệu chứng lâm sàng. Lâu dài, bệnh nhân sẽ biểu hiện các dấu hiệu của sự quá tải buồng tim phải như rối loạn nhịp nhĩ (tăng dần nguy cơ theo tuổi của bệnh nhân), tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản mạch phổi, hậu quả tất yếu là dẫn đến suy tim xung huyết. Việc tồn tại lỗ thông liên nhĩ cũng là một yếu tố thuận lợi dẫn đến tắc mạch nghịch thường.
Phân loại
Có 4 dạng thông liên nhĩ thông thường: thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai, thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ nhất, thông liên nhĩ kiểu xoang tĩnh mạch và thông liên nhĩ thể xoang vành.
Thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai hay thông liên nhĩ thứ phát: Là tổn thương hay gặp nhất, chiếm khoảng 60 - 70% các trường hợp. Lỗ thông nằm ở vị trí gần lỗ oval, ở trung tâm vách liên nhĩ. Có thể gặp phối hợp với sa van hai lá, đặc biệt ở phụ nữ (tỷ lệ 2:1 so sánh giữa nữ và nam giới).
Thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ nhất hay thông liên nhĩ tiên phát: Chiếm 15 - 20% các trường hợp. Lỗ thông nằm ở thấp, góc hợp bởi vách liên nhĩ và mặt phẳng của vách ngăn nhĩ thất (mặt phẳng van nhĩ thất). Chính vì ở vị trí thấp nên loại này hay đi kèm với khuyết tật của van nhĩ thất và vách liên thất. Khi có thông liên nhĩ lỗ thứ nhất thì rất thường gặp hở van hai lá đi kèm do có kẽ hở của lá trước van hai lá. Lúc đó, bệnh lý này được phân loại trong nhóm đặc biệt gọi là thông sàn nhĩ thất (ống nhĩ thất chung), có cơ chế sinh lý bệnh, diễn biến lâm sàng và phương hướng điều trị khác.
Thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch: Là loại thông liên nhĩ ít gặp, chiếm khoảng 5 - 10% các trường hợp. Lỗ thông nằm ở cao và ra sau của vách liên nhĩ, nằm ngay sát với tĩnh mạch chủ trên, do vậy rất hay gặp hiện tượng tĩnh mạch phổi đổ qua lỗ thông vào nhĩ phải (tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ). Ngoài ra có thể gặp các thể rất hiếm của thông liên nhĩ như: thông liên nhĩ nằm ở rất thấp phía dưới sát với tĩnh mạch chủ dưới (phía sau và dưới của vách liên nhĩ).
Thông liên nhĩ thể xoang vành: Là thể hiếm gặp nhất, lỗ thông nằm ở ngay sát phía trên xoang tĩnh mạch vành, do đó dòng shunt từ nhĩ trái sẽ đổ trực tiếp vào 'cấu trúc' này. Tổn thương này hay phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác như ống nhĩ thất chung, tĩnh mạch chủ trên đổ lạc chỗ.
Phòng ngừa
Là bệnh tim bẩm sinh.Điều trị
Cần phổ cập kiến thức, tác động lên các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm, điều trị tích cực nội ngoại khoa kịp thời, đúng lúc và thích hợp.
Thông liên nhĩ gặp khoảng 10% ở trẻ tim bẩm sinh, lỗ thông nhỏ ít ảnh hưởng tim phổi và khả năng tự bít cao, còn lỗ vừa và to thì diễn tiến cao áp phổi, suy tim và các biến chứng chậm hay nhanh tùy kích thước lỗ thông và lưu lượng luồng thông.
Khả năng điều trị thành công về ngoại khoa hay đặt Catheter cao, kết quả cải thiện tốt chất lượng cuộc sống của trẻ, chú ý vấn đề phòng bệnh, tránh các yếu tố nguy cơ.