Khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện từ sớm và quan tâm hỗ trợ với các phương pháp đặc biệt sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển những khả năng vốn có của mình

Triệu chứng

Các dấu hiệu của việc mất thính lực ở mỗi trẻ mỗi khác và mức độ khiếm thính ở trẻ cũng khác nhau. Một số bé có thể quấy khóc và tỏ ra mất bình tĩnh với bất kỳ một âm thanh nào, trong khi một số bé khác vẫn sinh hoạt bình thường, và thậm chí không có một dấu hiệu bất thường nào hết

Chẩn đoán

3.1 Cách kiểm tra khả năng nghe của trẻ 6 tháng đến 3 tuổi

Để nhận biết dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh, có thể xác định qua các bước:

Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên giường, người thử đứng ở phía đầu trẻ, cách nửa mét.

Bước 2:Thực hiện vỗ tay, hoặc lắc xúc xắc... để phát ra tiếng động xem trẻ có quay đầu về hướng đó không. Làm lại 3 lần và quan sát phản ứng của trẻ.

3.2 Kiểm tra khả năng nghe của trẻ trên 3 tuổi

Bước 1: Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, lần lượt bịt từng bên tai và hướng về bên đối diện nói từng từ đơn, cường độ nói bình thường để trẻ nhắc lại. Nếu trẻ nhắc lại 4 - 5 lần đều đúng có thể coi sức nghe bình thường.

Bước 2: Làm lại với tai bên đối diện.

Bước 3: Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

3.3 Đo thính lực

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ. Từ đó chọn lựa phương pháp khắc phục: cho trẻ đeo máy trợ thính hay phẫu thuật. Giúp chọn lựa loại máy trợ thính cho phù hợp với trẻ.

Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện sớm và quan tâm kịp thời thì khả năng hồi phục cao, đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị khiếm thính, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để kiểm tra thính lực, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng quan

Các tên gọi khác của bệnh khiếm thính:

  • Khiếm thính

Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường. Có nhiều mức độ điếc từ nhẹ đến nặng. Mức độ điếc được coi là tàn tật. Người lớn khi chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên. Trẻ em khó khăn nghe khi giao tiếp bình thường.

Triệu chứng bệnh khiếm thính

  • Tính chất của tiếng nói và những âm thanh khác bị bóp nghẹt.

  • Khó hiểu từ ngữ, nhất là ở chỗ ồn ào hoặc đông người.

  • Đòi người khác phải nói chậm, rõ và to hơn.

  • Cần vặn to âm thanh của ti vi hoặc đài.

  • Không muốn giao tiếp (lánh mặt khỏi một số dịp hội họp, đông người, ngày lễ tết...).

Chẩn đoán bệnh khiếm thính

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các bài kiểm tra thính lực sẽ được thực hiện: Weber test, Rinne test, đo thính đồ toàn bộ, đo ngưỡng tiếp nhận ngôn ngữ.

Điều trị bệnh khiếm thính

  • Khi bị điếc, cần phải được can thiệp sớm.

  • Tùy theo từng loại điếc và nguyên nhân, phương pháp điều trị được đưa ra tương ứng.

  • Điều trị có thể bao gồm: thuốc hoặc thủ thuật, phẫu thuật, cho bệnh nhân mang máy nghe, cấy điện ốc tai.

Nguyên nhân

Thế nào là điếc?

Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường.

  • Có nhiều mức độ điếc khác nhau :

    • Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm.

    • Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét.

    • Điếc trung bình: Chỉ có thể nghe nói lớn khi đứng cách 1 mét.

    • Điếc nặng: chỉ có thể nghe khi được hét sát vào tai.

    • Điếc sâu (rất nặng): Không nghe được cả những từ hét sát tai.

Điếc mức độ nào được coi là tàn tật?

  • Người lớn: khi chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên.

  • Trẻ em: Khó khăn nghe khi giao tiếp bình thường.

Mức độ điếc được coi là tàn tật của trẻ em so với người lớn nhẹ hơn vì trẻ em cần nghe tốt để học nói và phát triển ngôn ngữ.

Phân loại

  • Điếc dẫn truyền:

    • Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai ngoài và tai giữa, ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy tai, viêm tai giữa.

    • Mức độ điếc: từ nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60-70 dB.

    • Một số trường hợp có thể chỉ bị điếc tạm thời.

    • Điều trị: Nhiều trường hợp tùy theo nguyên nhân, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật. Máy nghe đối với dạng điếc này rất tốt.

  • Điếc tiếp nhận ốc tai

    • Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện ví dụ như điếc do quá trình lão hóa (lão thính), điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm vi khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não, giang mai…)

    • Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn.

    • Thường là điếc vĩnh viễn.

    • Điều trị: Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể điều trị thuốc. Giải phẫu không tác dụng. Máy nghe có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng. Cấy điện ốc tai rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và sâu.

  • Điếc thần kinh sau ốc tai: rất hiếm

    • Nguyên nhân: dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại vì thế tín hiệu không thể đưa lên não (u dây thần kinh thính giác), tổn thương ở thân não (tắc mạch, u, nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác), tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…).

    • Máy nghe: có tác dụng rất ít.

    • Cấy điện ốc tai: không ích lợi gì.

    • Cấy điện thân não: có thể giúp ở vài trường hợp.

  • Điếc hỗn hợp: thường hay gặp

    • Nguyên nhân: có thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với thương tổn tai trong.

    • Đặc điểm: có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền lẫn đặc điểm của điếc thần kinh ốc tai.

Phòng ngừa

Các nguyên nhân trước và trong sinh

  • Di truyền.

  • Trong thời gian mang thai:

    • Mẹ bị bệnh: sởi hoặc các bệnh virút khác, giang mai...

    • Mẹ dùng thuốc có hại cho tai: quinin, streptomycin.

  • Trong sinh và ngay sau sinh:

    • Sinh non, thiếu tháng

    • Sinh khó: hút, mổ

    • Sau sinh: ngạt, vàng da

Các nguyên nhân sau sinh

  • Bệnh trẻ em: Sởi, quai bị, viêm màng não 

  • Nhiễm trùng tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai trong

  • Dùng thuốc có độc tính tai: Thuốc kháng sinh: streptomycin, gentamycin...

  • Thuốc chống sốt rét: quinin, chloroquin

  • Tiếng ồn: sống hoặc làm việc trong môi trường ồn liên tục, trong tiếng nhạc lớn, hoặc tiếp xúc các tiếng nổ lớn

  • Tai nạn: Chấn thương đầu, chấn thương tai

  • Tuổi già: Khi tuổi càng lớn, hệ thống thính giác cũng bị lão hóa và gây điếc

  • Nút ráy tai: Cản trở đường truyền âm thanh có thể gây điếc ở bất cứ tuổi nào

  • Tai có dịch: Viêm tai giữa thanh dịch là nguyên nhân thường gặp gây nghe kém ở trẻ em.

Điều trị

Ăn uống để phòng bệnh điếc?

Khi ngoài 60 tuổi, thính lực của con người bắt đầu giảm dần, trường hợp nặng thì điếc hẳn. Theo thống kê, tỷ lệ điếc ở người trên 65 tuổi là 30-  50%.

Đây hoàn toàn là kết quả của sự biến đổi sinh lý, có liên quan đến sự thoái hóa của các vi huyết quản bên trong tai người cao tuổi, sự phát bệnh ở ốc tai (một bộ phận của nội nhĩ) và chức năng sinh lý toàn thân giảm sút. Ngoài ra, còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý.

  • Ăn thức ăn chứa nhiều chất sắt

    Các thầy thuốc Anh phát hiện thấy ở người chuyển sang tuổi già, hàm lượng sắt trong máu thấp hơn rõ rệt so với người bình thường, hệ thống máu biến đổi, các vi huyết quản ở tai bị hẹp đi, mất tính đàn hồi, máu khó chảy qua, các tế bào hồng cầu dần dần trở nên cứng hơn. Tế bào hồng cầu cứng sẽ dễ làm tắc các vi huyết quản, gây khó khăn cho tuần hoàn máu trong tai, cộng thêm sự thiếu chất sắt trong cơ thể, năng lực chuyên chở ôxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút, làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng, qua đó sinh bệnh điếc.Nếu bổ sung thêm chất sắt thì có thể làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, bảo đảm tai được cung cấp đủ máu, qua đó ngăn chặn tình trạng giảm thính lực ở người cao tuổi. Các thầy thuốc đề nghị, ngay từ tuổi trung niên trở đi, nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…

  • Ăn nhiều thức ăn chứa chất kẽm

    Nguyên tố kẽm có tác dụng vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể; nhưng khi ngoài 60 tuổi thì giảm đi rõ rệt, gây trở ngại cho hoạt động chức năng của ốc tai. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản, là thực phẩm chứa nhiều kẽm.

  • Bổ sung vitamin D

    Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp kỳ lạ đến thính lực của người cao tuổi. Các chuyên gia Hoa Kỳ theo dõi 56 người mắc bệnh điếc tuổi già, phát hiện thấy hàm lượng canxi trong máu của họ thấp hơn hẳn mức bình thường, mà nguyên nhân căn bản là do cơ thể thiếu vitamin D. Khi dùng vitamin D điều trị cho các bệnh nhân này trong thời gian 6-10 tháng, thính lực của họ khá lên rõ rệt. Trong vitamin D chủ yếu có vitamin D2 và D3. Các loại nấm và mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) đều chứa vitamin D2. Gan cá biển có hàm lượng vitamin D3 cao nhất; gan gia cầm, gia súc và trứng cũng chứa vitamin D3. Trong các mô da và mỡ người có chứa một chất dehydrocholesterol, sau khi được chiếu bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời nó có thể hình thành vitamin D3. Bởi vậy, người cao tuổi cần thường xuyên ra nắng.

  • Hạn chế khẩu phần ăn

    Hạn chế hợp lý khẩu phần ăn không những có thể kéo dài tuổi thọ mà còn có tác dụng rõ rệt ngăn ngừa chứng điếc ở người cao tuổi. Đó là do sau khi bớt khẩu phần ăn, cơ thể cố hết sức thải các chất độc ra ngoài.

  • Ăn nhiều thức ăn hạ mỡ máu

    Một nhóm chuyên gia quan sát 341 người cao tuổi, kết quả thấy ở người có mỡ máu cao thì tỷ lệ mắc chứng điếc do tuổi già cao hơn rõ rệt so với người có mỡ máu bình thường. Vì vậy, cần thay đổi các thói quen không tốt về ăn uống và ăn nhiều rau quả tươi sẽ có ích cho việc dự phòng chứng điếc ở người cao tuổi.