Tên gọi khác: Ung thư bạch cầu, Máu trắng, Leukomie, Leukemie
Tổng quan
Bệnh Leukomie là gì?
Là bệnh ung thư mô tạo máu, (bao gồm hệ thống bạch huyết tủy xương) đặc trưng bởi sự quá sản các tế bào máu trắng. Bệnh gồm nhiều loại: bệnh Bạch cầu cấp tính lymphocytic (ALL), bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML), bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL), bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML) và bệnh bạch cầu tế bào lông. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào loại tế bào và hình thức cấp tính hay mãn tính.
Triệu chứng
Một số người không có triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau xương, chảy máu nướu răng, dễ bầm tím, mệt mỏi, nhiễm trùng thường xuyên, sốt, ớn lạnh, phát ban, giảm cân không rõ nguyên nhân, hạch bạch huyết sưng, khó thở.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để đếm số lượng tế bào máu trắng.
Sinh thiết tủy xương để thiết lập chẩn đoán.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang.
Điều trị
Điều trị tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu nhưng có thể bao gồm: hóa trị, Xạ trị và/hoặc cấy ghép tủy xương.
Nguyên nhân
Ung thư máu là gì?
Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng).
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).
Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:
Bệnh bạch cầu mãn: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ, sau đó trở nên nặng hơn.
Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường, nhưng số lượng tăng rất nhanh.
Còn có cách phân loại bệnh bạch cầu dựa theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng: các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho và tiến triển của mỗi dòng đó:
Bệnh bạch cầu lymphô mãn tính (CLL)
Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML)
Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (ALL)
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML)
Bệnh bạch cầu tế bào tóc.
Phòng ngừa
Nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số nguy cơ có thể gây ra bệnh:
Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.
Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.
Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như Benzene, Formaldehyde.
Một số bệnh do thay đổi gen như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.
Điều trị
Một nghiên cứu do TS. Marilyn Kwan chủ trì tiến hành tại Viện Đại học California, bang Berkeley (Mỹ) cho thấy: Những trẻ dưới 2 tuổi, nếu được cho ăn cam và chuối nhiều ngày trong tuần sẽ giảm được nguy cơ bị bệnh ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) hơn 2 lần so với những trẻ khác trong giai đoạn phát triển cho đến 14 tuổi. Kết quả cũng tương tự đối với những trẻ thường xuyên được cho uống nước cam vắt.
Ung thư máu là một dạng ung thư thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Pháp, trung bình cứ 100.000 trẻ thì có 4 trẻ mắc bệnh này. Khi bị ung thư máu, bạch cầu sẽ tăng trưởng bất thường trong tủy xương, và sự tăng trưởng thái quá này làm rối loạn chức năng của một số cơ quan. Tuy nhiên, tác dụng của thức ăn đối với sự phát triển của bệnh hiện vẫn còn chưa rõ.
Theo TS. Kwan, kết quả trên có thể là do trong trái cây chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.