Tên gọi khác: Man osteoporosis, Loãng xương ở đàn ông
Triệu chứng
Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không có sự đè ép bất thường lên xương
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang cột sống.
Điều trị
Các loại thuốc Bisphosphonat giúp làm chậm tình trạng mất xương và tăng mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi
Tổng quan
Bệnh Loãng xương ở nam giới là gì?
Theo bác sĩ Bart Clarke, một chuyên gia Nội tiết chuyên về loãng xương ở Bệnh viện Mayo, Rochester, Minnesota, vào tuổi 75, 1/3 nam giới bị loãng xương. Loãng xương có thể làm yếu bộ xương, khiến xương dễ bị gãy. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi loãng xương, bạn có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm chậm tiến triển bệnh.
Triệu chứng
Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không có sự đè ép bất thường lên xương. Thường gặp gãy cổ xương đùi, cột sống, cổ tay. Khi cột sống bị loãng xương, chúng có thể lún, gây đau lưng đột ngột và dẫn đến giảm chiều cao, lâu dần những gãy lún phức tạp có thể gây còng và gù lưng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chụp X-quang cột sống.
Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng hông hoặc cột sống thắt lưng để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.
Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm…) để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.
Một số phương pháp khác: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi.
Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino Terminal Telopeptide (NTX), Carboxyterminal Telopeptide (CTX), Procollagen type 1 N Terminal Propeptide (PINP), Procollagen type 1 C Terminal Propeptide (PICP)… để đánh giá đáp ứng của điều trị.
Điều trị
Các loại thuốc Bisphosphonat giúp làm chậm tình trạng mất xương và tăng mật độ xương ở cột sống và cổ xương đùi. Alendronat (Fosamax) là Bisphosphonat đầu tiên cho nam giới được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép.
Hormon Calcitonin xịt mũi, được dùng để điều trị nam giới có nguy cơ cao bị gãy xương nhưng không thể dùng Alendronat.
Liệu pháp thay thế Testosteron (TRT): chỉ có tác dụng đối với nam giới bị loãng xương do nồng độ Testosteron thấp.
Nguyên nhân
Nam giới cũng bị loãng xương. Vì cho rằng loãng xương là bệnh của phụ nữ, rất nhiều nam giới đã bỏ qua các bước đơn giản mà họ nên thực hiện để phòng ngừa loãng xương.
Loãng xương có thể làm yếu bộ xương, khiến xương dễ bị gãy. Vào tuổi 65, nam giới mất khối xương nhanh như ở phụ nữ.
Theo bác sĩ Bart Clarke, một chuyên gia nội tiết chuyên về loãng xương ở Bệnh viện Mayo, Rochester, Minnesota, vào tuổi 75, 1/3 nam giới bị loãng xương. Từ tuổi này trở đi, loãng xương hay gặp cả ở nam và nữ. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi loãng xương, bạn có thể ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm chậm tiến triển bệnh.
Phòng ngừa
Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì hấp thụ ít canxi và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương. Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi tác còn chưa rõ.
Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường.
Một số nam giới bị loãng xương không tích luỹ đủ khối xương dự trữ để bị tiêu đi khi về già. Một số khác dự trữ đủ nhưng lại bị mất đi nhanh. Loãng xương làm cho nền xương bị rỗ.
Dưới kính hiển vi, xương bị loãng giống như một cây cầu sắt có nhiều rầm cầu bị mất. Giống như cây cầu, nó không thể đứng vững trước tải trọng hằng ngày.
Điều trị
Phòng bệnh là cách tốt nhất. Dù bạn đã bị loãng xương, hãy thực hiện những bước sau để giúp ngăn xương của bạn yếu hơn.
Dùng đủ vitamin C và vitamin D. Cả hai đều rất cần thiết để xây dựng được khối xương lớn nhất khi còn trẻ và ngăn mất xương khi bạn già. Bộ xương chứa 99% lượng canxi của cơ thể. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi, nó sẽ lấy từ xương. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung canxi và vitamin D làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi và cột sống. Nam giới nên uống 400-800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, nhưng không quá 800 (IU). Vitamin tổng hợp thường chứa 400 IU vitamin D. Một số nguồn vitamin tự nhiên tốt gồm sữa (400 IU/0,25 lít), ngũ cốc (50 IU/bữa), lòng đỏ trứng - trừ khi bạn bị cholesterol cao - và cá biển.
Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg canxi mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500mg canxi hàng ngày. Tốt nhất là chia thành nhiều liều trong cả ngày. Ví dụ, bác sĩ có thể khuyên bạn uống 1000 mg vào bữa sáng và 500 mg vào bữa tối hoặc lúc đi ngủ.
Các thuốc chống tiết axit dạng nhai được chứa canxi carbonat là nguồn bổ sung canxi tốt. Không dùng các thuốc chống tiết axit chứa nhôm hoặc magiê.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Luyện tập. Xương đáp ứng với hiệu lực của cơ khi làm việc. Luyện tập có thể giúp xương của bạn tích luỹ canxi dự trữ, cải thiện sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ và thăng bằng - tất cả đều làm giảm nguy cơ ngã và gãy xương.
Luyện tập có thể ngăn mất xương thêm ở nam giới bị loãng xương. Hãy tập các bài tập mang trọng lượng ít nhất 3 lần mỗi tuần. Đi bộ hoặc chạy. Nâng tạ, nhưng cần thận trọng. Khiêu vũ hoặc chơi tennis. Cần tránh các môn thể thao va chạm và bất cứ hoạt động nào khác có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Không hút thuốc. Hút thuốc lá đẩy nhanh tốc độ mất xương.
Tránh uống rượu quá nhiều. Uống hơn 2 cốc rượu mỗi ngày có thể làm giảm quá trình hình thành xương và giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Hạn chế Caffein. Không uống quá 3 cốc café, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ loãng xương khác.