Loét tiêu hóa

Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản, tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quản

Tên gọi khác: Peptic Ulcer Disease, Viêm loét đường tiêu hóa, PUD, Ulcus pepticum

Triệu chứng

Vết loét nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD).

Điều trị

Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori (nếu có). Điều trị chuẩn sử dụng kết hợp các loại thuốc sau đây cho 7- 14 ngày: thuốc ức chế bơm Proton như Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), hoặc Esomeprazole (Nexium) và Bismuth (thành phần chính trong Pepto- Bismol) có thể được thêm vào để giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Tổng quan

Bệnh Loét tiêu hóa là gì?

 

Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản, tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, Loét tá tràng và loét thực quản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịch tiêu hóa có tính a-xít do tế bào dạ dày tiết ra.

Triệu chứng

  • Vết loét nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

  • Một số vết loét có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

  • Đau bụng là triệu chứng phổ biến.

  • Các triệu chứng khác bao gồm: Đầy bụng, uống nhiều chất lỏng hơn bình thường, đói, cảm giác rỗng dạ dày, thường xảy ra 1-3 giờ sau bữa ăn, buồn nôn nhẹ, nôn mửa, phân có máu đen, tức ngực, mệt mỏi, sút cân.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD).

  • Các xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori.

  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Hemoglobin để xác định tình trạng thiếu máu.

  • Xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân.

  • Chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên với Barium.

Điều trị

  • Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori (nếu có). Điều trị chuẩn sử dụng kết hợp các loại thuốc sau đây cho 7- 14 ngày: thuốc ức chế bơm Proton như Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), hoặc Esomeprazole (Nexium) và Bismuth (thành phần chính trong Pepto- Bismol) có thể được thêm vào để giúp tiêu diệt vi khuẩn.

  • Giảm nồng độ a-xít trong dạ dày.

  • Thay đổi lối sống (không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, đồ cay nóng,...).

  • Nếu vết loét không do H.Pylori (loét do dùng thuốc Aspirin hoặc các NSAIDs,...), bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc ức chế bơm Proton trong 8 tuần. Nếu phải tiếp tục dùng thuốc Aspirin hoặc các NSAIDs, các loại thuốc khác được sử dụng cho loét là: Misoprostol giúp ngăn ngừa các vết loét ở những người dùng NSAIDs thường xuyên, thuốc bảo vệ niêm mạc (như Sucralfat).

  • Nếu Loét dạ dày gây chảy máu nhiều, các phương pháp được sử dụng để cầm máu bao gồm: Tiêm thuốc vào vết loét, kẹp kim loại các vết loét.

  • Phẫu thuật có thể cần thiết.

Loét tiêu hóa - Ảnh minh họa 1
Loét tiêu hóa - Ảnh minh họa 2
Loét tiêu hóa - Ảnh minh họa 3
Loét tiêu hóa - Ảnh minh họa 4
Loét tiêu hóa - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

  • Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịch tiêu hóa có tính a-xít do tế bào dạ dày tiết ra.

  • Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, hàng triệu người Mỹ bị bệnh này mỗi năm. Chi phí y tế trong điều trị loét đường tiêu hóa và các biến chứng của nó tốn hàng triệu USD/năm. Các tiến bộ y học gần đây đã giải thích được nhiều về cơ chế hình thành ổ loét. Ðiều này đã mở ra nhiều chọn lựa trong việc điều trị căn bệnh này.

Phòng ngừa

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori.

Nhiều năm trước đây người ta tin rằng sự tiết a-xít quá mức là nguyên nhân chính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngăn chặn sự tiết a-xít của dạ dày. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ổ loét.

Vi khuẩn H.Pylori rất thường gặp, gây bệnh cho hơn 1 tỉ dân số thế giới. Quá trình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và 10% - 15% số người nhiễm sẽ dẫn đến loét. H.Pylori được tìm thấy trên 80% bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù cơ chế gây bệnh của H.Pylori vẫn chưa được hiểu rõ, sự loại bỏ vi khuẩn này bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát.

Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) như Aspirin. NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tổn viêm nhiễm khác trong cơ thể. Aspirin, Ibuprofen (Motrin), Naproxen (Naprosyn) và Etodolac (Lodine) là một số thuốc thuộc loại này.

Prostaglandin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc ruột chống lại sự làm mòn của a-xít. NSAIDs gây loét bằng cách ức chế tác động của Prostaglandin trong dạ dày.

Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điều trị. Hút thuốc không chỉ gây loét mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng của loét như xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.

Trái với quan niệm thông thường, rượu, Cafe, Cola, thức ăn cay và Caffeine chưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, không có bằng chứng xác thực nào cho thấy các Stress trong cuộc sống ảnh hưởng đến bệnh này và tuýp người nào dễ bị các bệnh loét.

Điều trị

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.

  • Không dùng các loại thuốc kháng viêm như Aspirin, Ibuprofen...

  • Không uống cafe và rượu bia.

  • Không ăn các thức ăn nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng.

  • Không ăn các thức ăn có vị chua như canh chua, dưa, cà muối chua, các loại rau quả chua như chanh, sấu, khế, tầm ruột, me, cam, quýt, bưởi, lá giang, quả bứa...

  • Nên ăn thành nhiều bữa trong một ngày, ăn thường xuyên hơn khi đang bị đau do loét tiêu hóa.

  • Không uống các loại nước có ga.

  • Không ăn các thức ăn cứng, khó tiêu như vỏ tôm, vỏ tép, hạt ổi, hạt cà chua.

  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Không làm việc nặng trước và ngay sau bữa ăn.

  • Không thức khuya.

  • Tránh mọi căng thẳng về thể chất và tinh thần...