Triệu chứng
Ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, thở khò khè, đau ngực, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi. Trong giai đầu của bệnh có thể không có triệu chứng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Kiểm tra hình ảnh hoặc soi phế quản để xác định ung thư.
Sinh thiết, xét nghiệm đờm tìm tế bào ung thư.
Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị
Điều trị bệnh Lung cancer phụ thuộc vào loại ung thư phổi và mức độ của bệnh, gồm hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật.
Tổng quan
Nguyên nhân
Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%).
Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ biểu mô trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phổi phế quản.
Phân loại các loại ung thư phổi cơ bản:
Ung thư phổi tế bào nhỏ: Bệnh nhân mắc loại ung thư này chiếm khoảng 20%, thời gian tăng trưởng các tế bào ung thư của loại ung thư phổi tế bào nhỏ này ngắn, phát triển nhanh, thường đi kèm với bài tiết bất thường bên trong hoặc hội chứng Carcinoid.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Có khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi là thuộc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Việc phân biệt hai loại ung thư này có vai trò rất quan trọng vì phương pháp điều trị đối với ha loại ung thư phổi này hoàn toàn khác nhau.
Phân loại các loại ung thư phổi lâm sàng:
Ung thư dạng biểu bì: Đây là loại thường gặp nhất trong tất cả các loại ung thư phổi, chiếm khoảng 50%. Độ tuổi của bệnh nhân thường là 50 tuổi trở lên, thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Loại này thường bắt nguồn từ phế quản tương đối lớn, thường là ung thư phế quản trung tâm.
Ung thư chưa biệt hóa: Tỷ lệ phát bệnh chỉ đứng sau ung thư dạng biểu bì, thường gặp nhiều ở nam giới, và những người trẻ tuổi, thông thường là do phế quản khá lớn. Hội chứng Carcinoid thì dựa vào tổ chức hình dạng tế bào mà có thể phân thành các loại như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, tế bào tròn nhỏ và tế bào lớn, trong đó gặp nhiều nhất là loại ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
Ung thư tuyến phế quản: Bắt nguồn từ lớp da trên biểu mô phế quản, rất ít khi bắt nguốn từ tuyến niêm mạc của phế quản lớn. Tỷ lệ phát bệnh thấp hơn ung thư dạng biểu bì và ung thư chưa biệt hóa, thường ở độ tuổi nhỏ, và gặp nhiều ở nữ giới. Đa số ung thư mô tuyến bắt nguồn từ phế quản nhỏ, là ung thư phế quản ngoại vi.
Ung thư tế bào lá phổi: Bắt nguồn từ lớp da biểu bì phế quản, còn được gọi là ung thư tế bào phổi phế quản nhỏ hay ung thư tuyến phế quản nhỏ. Vị trí là ở xung quanh lá phổi, có tỷ lệ phát bệnh thấp hơn so với các loại khác, và thường gặp ở nữ giới.
Phòng ngừa
Sự phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố này gây tích tụ các thay đổi trong ADN của mô lát bên trong phế quản phổi (tức biểu mô phế quản). Khi ngày càng nhiều mô bị tổn thương, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư.
Hút thuốc: Hút thuốc lá trong một thời gian dài có thể gây ung thư da trên biểu bì hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hóa. Khói thuốc lá sẽ nhả ra các chất gây ung thư.
Yếu tố nghề nghiệp: Nếu tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như urani, radium và các hợp chất dẫn đến ung thư như hydrocarbon, thạch tín và crom, niken.
Các bệnh mãn tính ở phổi: những người có bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thì thường có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Ngoài ra trong quá trình lành vết thương, viêm phế quản cũng có thể dẫn đến ung thư.
Yếu tố bên trong cơ thể: gia tộc di truyền và khả năng miễn dịch làm giảm chức năng bài tiết trong quá trình trao đổi chất…
Điều trị
Không nên lạm dụng các vitamin. Thí dụ, chất beta-carotene là tiền sinh tố A ở lượng cao có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi.
Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đủ loại thực phẩm vì mỗi loại thức ăn có những yếu tố dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể. Ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi rất nhiều. Ngưng càng sớm càng tốt. Không hút thuốc lá là cách tốt nhất để ngừa ung thư phổi.
Phòng tránh trong nghề nghiệp: Những chất gây ung thư đi vào cơ thể qua hô hấp có trong môi trường làm việc chính là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng tăng cao. Khai thác mỏ quặng phóng xạ, nên thực hiện các biện pháp bảo vệ hiệu quả, giảm thiểu lượng bức xạ tiếp xúc với công nhân. Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất, cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư. Do đó, chuyên gia ung thư của Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu (Trung Quốc) với nhiều năm nghiên cứu và chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân ung thư khuyên rằng, công nhân làm việc trong các ngành nghề đặc thù như ngành than, dầu khí nên áp dụng nghiêm túc các quy tắc bảo hộ.
Bỏ thuốc lá: Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá... đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Có thể thấy hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư. Bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá, không hút thuốc chủ động và cũng tránh xa khói thuốc xung quanh.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng caroten, không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành...
Giữ phòng thông thoáng: Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra bởi các vật liệu trang trí cũng góp phần vào nguyên nhân gây ung thư phổi. Do đó, để phòng tránh ung thư phổi, đồ vật trang trí nên sử dụng những nguyên liệu an toàn, hơn nữa không nên mới tu sửa xong đã ở ngay. Chú ý bảo trì hệ thống thông gió trong nhà, cải thiện chất lượng hệ thống lưu thông không khí trong phòng.
Giảm thiểu khói dầu nhà bếp: Ngoài khói thuốc lá, khói dầu sinh ra trong quá trình nấu nướng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Một số thành phần có trong dầu thực vật ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư; nhiệt độ càng cao, lượng sản sinh ra càng nhiều. Hơn nữa, chúng ta lại thường xuyên ăn đồ chiên xào, có thói quen dùng nhiều dầu, sẽ làm nguy cơ này tăng cao hơn. Ngoài ra, khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ sản sinh ra khí độc hại, hít phải sẽ có những ảnh hưởng xấu đến chức năng tim phổi. Do đó, chuyên gia ung thư nhắc nhở, muốn phòng tránh ung thư phổi nên giảm thiểu các đồ ăn chiên xào.
Phòng tránh ung thư phổi nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, tránh xa tất cả những yếu tố nguy hiểm gây ra ung thư để có thể bảo vệ sức khỏe lá phổi của chúng ta.