Tên gọi khác: Viêm đại trực tràng do trực khuẩn Shigella
Triệu chứng
Bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường sẽ hồi phục mà không cần điều trị
Chẩn đoán
Tiêu chảy; Phân lẫn máu; Đau bụng; Sốt; Buồn nôn, ói mửa.
Điều trị
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định mức độ mất nước
Tổng quan
Bệnh Lỵ trực trùng do Shigella dysenteriae là gì?
Đây là bệnh đường ruột do vi khuẩn shigella gây ra. Dấu hiệu chính của bệnh là tiêu chảy, phân thường có máu. Bệnh nhân nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với phân bị nhiễm khuẩn hoặc do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm. Trẻ em dễ bị bệnh này nhất.
Triệu chứng
Bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường sẽ hồi phục mà không cần điều trị. Nhưng shigella cũng có thể dẫn đến Mất nước nặng, co giật, Sa trực tràng và hội chứng tán huyết - tăng ure máu.
Chẩn đoán
Tiêu chảy; Phân lẫn máu; Đau bụng; Sốt; Buồn nôn, ói mửa.
Điều trị
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định mức độ mất nước. Cấy phẩm, Xét nghiệm phân có thể cần thiết để thiết lập chẩn đoán. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm nước tiểu (UA), cấy phẩm phân.
Nguyên nhân
Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella gây nên, với biểu hiện lâm sàng đa dạng: 25% có hội chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không triệu chứng. Đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ. Một số ít có diễn tiến mạn tính.
Phòng ngừa
Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh: Shigella, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae.
Dựa vào tính chất sinh hóa và đặc điểm kháng nguyên thân O, phân biệt 4 nhóm chính:
Nhóm A: S. dysenteriae
Nhóm B: S. flexneri
Nhóm C: S. boydii
Nhóm D: S. sonnei
Sau thế chiến thứ II đến nay, thường phân lập được S. sonnei ở các nước phát triển.
Ở Việt Nam, chủng gây bệnh thường gặp hiện nay là S. flexneri và S. sonnei.
Hình thái và tính chất sinh hoá
Trực khuẩn gram âm, không di động. Hiếu khí hoặc yếm khí.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài
Vi khuẩn nhạy cảm với thời tiết khô ráo nhưng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ thích hợp trong thức ăn và nước.
Đặc điểm dịch tễ học
Phân bố theo thời gian: thường xảy ra vào mùa nắng do thiếu nước uống và nước sinh hoạt. Tần suất bệnh cũng thường gia tăng sau lũ lụt do nước ngập làm phân chứa Shigella dễ nhiễm vào nguồn nước.
Phân bố theo địa dư: Bệnh xảy ra khắp thế giới, nhất là ở các nơi có điều kiện sống thấp, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém.
Phân bố theo con người: đa số là trẻ em dưới 5 tuổi.
Nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa: người là ký chủ quan trọng nhất.
Thời gian ủ bệnh: Thường kéo dài 12 - 72 giờ (trung bình 1-5 ngày).
Thời kỳ lây truyền: trong suốt giai đoạn nhiễm khuẩn cấp tính (người bệnh có thể thải 103-109 vi khuẩn/ g phân) và kéo dài đến khoảng 4 tuần sau khi khỏi bệnh. Người lành mang khuẩn có thể là nguồn lây. Tuy nhiên, hiếm khi trạng thái mang khuẩn kéo dài hàng tháng. Điều trị kháng sinh thích hợp có thể giảm thời gian mang khuẩn còn vài ngày.
Phương thức lây truyền
Chủ yếu qua đường phân - miệng, gián tiếp hay trực tiếp. Sự lây nhiễm có thể xảy ra sau khi nuốt 10-100 vi khuẩn. Bệnh dễ lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa trẻ trong cùng nhóm trẻ, cùng gia đình hay qua trung gian như đồ chơi, tay nắm cửa nhà vệ sinh, van vòi nước. Tuy nhiên, trong vụ dịch, lây gián tiếp qua ruồi nhặng, thức ăn, nước uống thường là đường lây chính.
Lây qua tình dục đồng giới.
Điều kiện bùng phát dịch: Bệnh có thể gây dịch ở những nơi sống chật chội, ý thức vệ sinh cá nhân kém, thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém.
Điều trị
Biện pháp dự phòng
Giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của rửa tay.
Vệ sinh phòng bệnh: xây hố xí hợp vệ sinh. Bảo vệ, lọc, clo hóa nguồn nước sinh hoạt. Trên thực địa, có thể dùng viên chloramin T để khử trùng nước hoặc khuyến cáo uống nước chín. Diệt ruồi, xử lý rác. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là rau sống, sò.
Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Cần đun sôi sữa và nước trước khi cho trẻ uống.
Cấm những người mang khuẩn hành nghề chế biến thực phẩm hoặc chăm sóc bệnh nhân cho đến khi cấy phân 3 lần liên tiếp đều âm tính (mỗi lần cách nhau 1 tháng) và ít nhất 48 giờ sau khi điều trị kháng sinh.
Cần nhắc nhở về việc rửa tay.
Biện pháp chống dịch
Tổ chức: Báo cáo theo quy định.
Chuyên môn:
Xử lý bệnh nhân: bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính phải được nhập viện và được giám sát cho đến khi 3 lần cấy phân liên tiếp đều âm tính (mỗi lần cách nhau ít nhất 24 giờ), ít nhất 48 giờ sau khi ngừng điều trị kháng sinh. Cần nhắc nhở về việc rửa tay.
Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc: việc tìm kiếm người mang trùng trong số người tiếp xúc không có giá trị nhiều trong vụ dịch. Chỉ nên cấy phân những người tiếp xúc hành nghề chế biến thực phẩm hoặc chăm sóc bệnh nhân. Nếu dương tính thì xử lý như đề cập ở phần trên.
Dự phòng cho đối tượng có nguy cơ cao: Không khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng vì sẽ dẫn đến nguy cơ chọn lọc chủng kháng thuốc. Vắc-xin lỵ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hiện chưa có vắc-xin lỵ có tác dụng gây miễn dịch tốt.
Xử lý môi trường: quần áo, chăn màn của bệnh nhân. Khử khuẩn phân trước khi thải ra ngoài môi trường.