Major Depressive Disorder

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì kéo dài và cản trở đời sống thường nhật của người bệnh

Tên gọi khác: Trầm cảm cấp tính, Trầm cảm nặng

Triệu chứng

Cảm xúc trầm, buồn: chán nản, trống rỗng, vo vọng, không thiết tha bất cứ điều gì. Có thể nhận biết qua dáng điệu, ngôn ngữ, trang phục và lời nới;

Chẩn đoán

  • Tối thiểu 5 trong 9 các triệu chứng chẩn đoán trên, xuất hiện trong suốt 2 tuần, và phải có triệu chứng 1 và 2, hoặc cả 2 triệu chứng;

Điều trị

Tham vấn, can thiệp trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)

Tổng quan

Bệnh Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một dạng rối Loạn tâm thần đặc trưng bởi cảm giác buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì kéo dài và cản trở đời sống thường nhật của người bệnh. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng đủ để dẫn đến hành vi tiêu cực như tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Triệu chứng

9 nhóm triệu chứng của trầm cảm:

  1. Cảm xúc trầm, buồn: chán nản, trống rỗng, vo vọng, không thiết tha bất cứ điều gì. Có thể nhận biết qua dáng điệu, ngôn ngữ, trang phục và lời nới;
  2. Mất hứng thú: ít quan tâm, hứng thú với những hoạt động, vật thể mà trước đây rất thích;

  3. Mất cảm giác ngon miệng: đa số cảm thấy chán ăn dẫn đến sụt cần, tỷ lệ nhỏ thèm ăn và thích ăn đồ ngọt quá mức;

  4. Mất ngủ: trằn trọc, khó ngủ, buổi sáng cảm thấy mệt mỏi, uể oải, người nặng nề,...;

  5. Vận động trì trệ: hành vi chậm chạp, giọng nói đều đều, chậm và đứt quãng;

  6. Thiếu sinh lực: mệt mỏi, yếu hoặc kiệt sức lực. Chán nản, thiếu nhiệt tình dù không hoạt động nhiều;

  7. Mặc cảm, tự ti, cảm giác tội lỗi: thiếu tự tin, luôn đánh giá thấp bản thân, cảm thấy mình là người thất bại, tồi tệ, có lỗi;

  8. Thiếu quyết đoán, khả năng tập trung kém

  9. Có ý định tự sát: thường nghĩ về cái chết và tự hủy hoại bản thân vì nghĩ cái chết là con đường giải thoát cho mọi vấn đề.

Chẩn đoán

  • Tối thiểu 5 trong 9 các triệu chứng chẩn đoán trên, xuất hiện trong suốt 2 tuần, và phải có triệu chứng 1 và 2, hoặc cả 2 triệu chứng;
  • Các triệu chứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và các hoạt động chức năng (học tập, công việc, giao tiếp,...);
  • Các triệu chứng không phải do việc sử dụng chất gây ghiện hoặc do thuốc;
  • Xuất hiện trầm cảm không phải là triệu chứng của Tâm thần phân liệt;
  • Chưa từng có thời kỳ phấn khích hoặc hưng cảm;

Điều trị

Tham vấn, can thiệp trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)

Major Depressive Disorder - Ảnh minh họa 1
Major Depressive Disorder - Ảnh minh họa 2
Major Depressive Disorder - Ảnh minh họa 3
Major Depressive Disorder - Ảnh minh họa 4
Major Depressive Disorder - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

  • Bệnh trầm cảm không có miễn trừ với bất cứ ai, có thể gặp ở trẻ em, người vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau đẻ và cả người có tuổi.

  • Trầm cảm là cảm giác buồn sâu sắc, có thể xảy ra sau một chuyện buồn hay do các sự cố không vui nhưng mức độ buồn kéo dài quá mức thông thường, không tương ứng với sự cố.

Phòng ngừa

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:

  • Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và các yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

  • Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột...

  • Trầm cảm do các bệnh thực tổn:

    • Các rối loạn nội tiết:

      • Giảm năng tuyến giáp (Hypothyroidism)

      • Bệnh đái đường

      • Hội chứng Cushing

    • Các rối loạn thần kinh:

      • Các tai biến mạch máu não

      • Khối máu tụ dưới màng cứng

      • Bệnh xơ cứng rải rác

      • U não

      • Bệnh Parkinson

      • Bệnh co giật

      • Sa sút trí tuệ

Bệnh trầm cảm được xếp loại nguyên phát nếu các triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác; được coi là thứ phát khi bệnh trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác.

Điều trị

Trị liệu bằng thuốc men không phải là biện pháp duy nhất đối với bệnh trầm cảm. Ta có thể thay đổi cuộc sống và lối suy nghĩ để tránh bệnh trầm cảm trở thành nặng. Một số người khi thay đổi cách suy nghĩ và lối sống thì căng thẳng (stress) giảm đáng kể, từ đó các triệu chứng trầm cảm bớt đi và có thể hết.

  • Giảm công việc, làm ít giờ hơn, có nhiều thời gian sinh hoạt với gia đình, dành nhiều thời giờ đối thoại với người thân để tăng cường hiểu biết và cảm thông.

  • Nếu là sinh viên thì giảm số giờ học lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và ăn ngủ điều độ.

  • Tránh lạm dụng cà phê hay rượu chè.

  • Tập thể dục thể thao cũng có khả năng làm giảm trầm cảm. Tập thể thao thường xuyên sẽ làm tăng chất BDNF, giúp những tế bào thần kinh sống lâu hơn.