Tên gọi khác: Phế quản, Phế viêm, Pneumocystis carinii
Triệu chứng
Triệu chứng Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii là Sốt, ho, khó thở, tức ngực, đau ngực.
Chẩn đoán
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii là Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Tổng quan
Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii là gì?
Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii Là nhiễm trùng phổi do nấm Pneumocystis jiroveci (ban đầu được gọi là Pneumocystis carinii) gây ra. Loại nấm này thường chỉ gây bệnh ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV hoặc những người được hóa trị. Một số bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu được dùng kháng sinh để phòng bệnh.
Triệu chứng
Triệu chứng Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii là Sốt, ho, khó thở, tức ngực, đau ngực.
Chẩn đoán
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
- Xét nghiệm đờm để nhận dạng nấm Pneumocystis.
- Xét nghiệm Khí máu động mạch (ABG), Nội soi phế quản.
- Xét nghiệm mô hoặc dịch tiết phế quản.
- Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để xác định mức độ nhiễm trùng phổi.
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
Điều trị
Điều trị Nấm phổi, Phế quản, Phế viêm hay Pneumocystis carinii là Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) và Pentamidine là các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng. Bệnh nhân có thể phải thở oxy và lọc máu với trường hợp nặng.
Nguyên nhân
Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này.
Theo y văn, u nấm phổi được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép tạng. Có tới 20% số bệnh nhân ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất mắc căn bệnh này.Trong các loài nấm gây bệnh ở phế quản và phổi, có 3 loài thường gặp nhất là aspergillus, candida, crytococcus. Chúng thường gây ra các bệnh lý phổ biến sau:
- U aspergillus: Người bệnh thường ho ra máu (lượng ít, hay tái phát), hoặc có bất thường trên phim Xquang lồng ngực mà không xuất hiện triệu chứng gì. Nếu ho ra máu ồ ạt, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Aspergillus tấn công: Hầu như chỉ xảy ra ở người bị tổn thương hệ miễn dịch, đặc biệt là người có bệnh lý ác tính về huyết học, trẻ em có bệnh u hạt mãn tính. Triệu chứng thường là thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt. Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển âm ỉ.
- Nhiễm candida phổi: Triệu chứng thường là sốt kéo dài, hoặc không biểu hiện gì rồi dần xuất hiện các triệu chứng ho, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các biểu hiện tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn... Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị tương đối khả quan.
- Nhiễm nấm crytococcus: Tổn thương bao giờ cũng ở phổi nhưng khó biết vì bệnh diễn biến âm thầm, người bệnh thấy nhức đầu nhiều, nôn mửa, cứng gáy, sốt vừa phải, thậm chí có các rối loạn tâm thần.
Phòng ngừa
Nấm phổi là một bệnh danh chung chỉ các bệnh phổi do nấm gây ra. Có nhiều loại nấm có thể gây ra bệnh ở phổi như Candida, Aspergillus, Mucor, Cryptococcus nhưng thường gặp hơn cả là các loài nấm Aspergillus.
Xét về khía cạnh tần suất hay gặp thì các bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi và đường thở. Tỷ lệ bị nấm phổi chỉ vào khoảng 0,02% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh phổi. Tức là trong 10.000 người bệnh phổi chúng ta mới gặp 2 người bị bệnh phổi do nấm gây ra. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so sánh với các nhiễm khuẩn ở phổi và đường hô hấp, chiếm 70-80% tuỳ vào độ tuổi. Tuy nhiên, nếu đã bị nhiễm nấm phổi thì mức độ lại nguy hiểm hơn nhiều do người nhiễm nấm chủ yếu là người mắc kèm theo các bệnh lý khác và nhiễm nấm thường gây những biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Thông thường ở những người khoẻ mạnh hoặc mắc bệnh thông thường nào đó thì hệ miễn dịch của họ hoạt động tốt nên ít khi bị nhiễm nấm. Nấm chỉ có thể nhiễm vào cơ thể người bệnh khi sức miễn dịch của người bệnh bị suy yếu. Trong thành phần các kháng thể bảo vệ, nồng độ và khả năng hiệu dụng của các kháng thể dòng IgA trong lớp chất nhầy bề mặt giảm hẳn. Vì thế mà nấm dễ dàng nhiễm và gây bệnh.
Vì lý do sức khoẻ nên ở những trường hợp như thế này, chỉ riêng duy trì sức khỏe của người bệnh không thôi đã là cả một vấn đề lớn nói chi đến việc chống chọi với nấm. Vì thế, tỷ lệ người bị tử vong do nấm phổi có thể lên đến 80-90%. Những đối tượng nằm trong tâm điểm nhiễm nấm là người mắc bệnh tự miễn đang phải điều trị ức chế miễn dịch, bị bệnh ung thư tiến triển, phải điều trị ức chế miễn dịch, người phải ghép tạng, can thiệp tế bào gốc, ghép tủy, người bệnh HIV, thậm chí là những người bệnh quá suy kiệt và gầy mòn.
Điều trị
Khi lao động hay sinh hoạt ở những vùng đất ẩm, nhất là đất có nhiều phân chim và phân rơi hay những người quét dọn chuồng gà, chuồng nuôi gia cầm, thuỷ cầm phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ và đeo khẩu trang để chống nấm xâm nhập, ngăn chặn việc hít phải nấm vào phổi. Cha mẹ và các bậc phụ huynh cần trông nom trẻ nhỏ, không để trẻ đùa nghịch ở những nơi ẩm thấp có nhiều phân chim, phân gia cầm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá thuốc lào vì hầu hết bệnh nhân bị bệnh phổi Histoplasma mãn tính đều có tiền sử hút thuốc lá.