Nhiễm H. pylori (HP)

Helicobacter pylori hay Nhiễm HP là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hai phần ba dân số thế giới, gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày

Tên gọi khác: Nhiễm HP

Triệu chứng

Đa số bệnh nhân bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Những người khác có thể gặp các triệu chứng như bụng trên khó chịu, đau, đầy hơi và buồn nôn

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Để điều trị, bệnh nhân thường sử dụng ba loại thuốc trong thời gian 7 - 14 ngày

Tổng quan

Nhiễm HP hay Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori hay Nhiễm HP là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hai phần ba dân số thế giới, gây viêm Loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc với nước bọt bị nhiễm bệnh hoặc phân.

Triệu chứng

Đa số bệnh nhân bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Những người khác có thể gặp các triệu chứng như bụng trên khó chịu, đau, đầy hơi và buồn nôn.

Khi nó gây ra Viêm dạ dày nặng hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể bị chảy máu nội bộ với nôn mửa, phân có máu hoặc màu đen, đầu óc quay cuồng và mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu và siêu âm có thể được chỉ định tùy thuộc vào triệu chứng.

  • Việc chẩn đoán thường được khẳng định bởi kết quả xét nghiệm Urea hơi thở, xét nghiệm phân hoặc sinh thiết qua nội soi.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG) và xét nghiệm Lipase.

  • Xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: Xét nghiệm Urea hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể H. pylori, sinh thiết dạ dày.

  • Chụp cắt lớp vi tính.

Điều trị

Để điều trị, bệnh nhân thường sử dụng ba loại thuốc trong thời gian 7 - 14 ngày. Các loại thuốc thông thường là một chất ức chế bơm Proton (như Lansoprazole hoặc Pantoprazole) và hai loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Nhiễm H. pylori (HP) - Ảnh minh họa 1
Nhiễm H. pylori (HP) - Ảnh minh họa 2
Nhiễm H. pylori (HP) - Ảnh minh họa 3
Nhiễm H. pylori (HP) - Ảnh minh họa 4
Nhiễm H. pylori (HP) - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

  • Là loại xoắn khuẩn Gtam (-) sống cộng sinh trong dạ dày và gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày vì tạo ra một lượng lớn enzyme Urease. Enzyme này xúc tác phản ứng biến Ure thành NH3. Chính sự tích tụ lượng lớn NH3 đã phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày và làm lớp niêm mạc này dễ vị viêm loét.

  • Nhiễm Helicobacter pylori (HP) là bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở người, khoảng nửa dân số thế giới mang loại vi khuẩn này trong cơ thể. Từ khi được khám phá vào năm 1983 bởi Warren & Marshall, H.pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

  • Diệt H. pylory phải đồng thời sử dụng nhiều kháng sinh và đôi khi cần phải lặp lại liệu trình với phương pháp phối hợp các loại kháng sinh khác nhau để tiệt trừ chúng. Tuy vậy, diệt trừ H.pylori vẫn còn là một thách thức hiện nay của y học vì tỉ lệ lưu hành các chủng đa đề kháng tăng nhanh trên thế giới, người bệnh bị tái đi tái lại không khỏi hẳn. Trong những năm gần đây, nhiều thử nghiệm đã đưa ra những phác đồ và chiến lược điều trị mới đối với nhiễm khuẩn H. pylori.

Phòng ngừa

Nhiễm H. pylori do vi khuẩn H. pylori. H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.

Vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào cơ thể qua miệng và vào hệ thống tiêu hóa. Dạ dày và acid dạ dày tự nó tạo ra môi trường không thuận lợi đối với nhiều vi khuẩn, nhưng vi khuẩn H. pylori đặc biệt thích nghi để tồn tại trong dạ dày, nó tạo ra một enzyme, thông qua một loạt các quá trình sinh hóa, tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.

Điều trị

Để phòng ngừa lây nhiễm, cần ăn chín, uống sạch. Ở các nước phát triển và tại một số nhà hàng ở nước ta đã dọn cho mỗi người một phần ăn riêng.

Mỗi gia đình có thể áp dụng phương pháp sau: Khi ăn, dọn mỗi người một bát nước chấm riêng, bát canh, đĩa thịt...v.v. và cần có một muỗng để lấy thức ăn, hoặc khi ăn chung phải trở đầu đũa...v.v.

Về điều trị nhiễm H. pylori: Cần được chữa trị đúng phác đồ và đúng quy cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để tránh tình trạng kháng thuốc.

Sau điều trị diệt trừ H. pylori, cần ngưng điều trị với các thuốc kháng tiết và các thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần, trước khi kiểm tra kết quả tiệt trừ bằng xét nghiệm hơi thở hoặc các xét nghiệm khác qua nội soi dạ dày, tá tràng.