Phì đại VA

VA là hạch lympho hình tứ giác nằm sau thành họng. Chúng có thể to ra ở trẻ em từ 2–6 tuổi

Tên gọi khác: viêm VA

Triệu chứng

Khó thở bằng mũi, miệng; Nói như bị nghẹt mũi; Thở rít

Chẩn đoán

VA phì đại (viêm VA) được chẩn đoán ở trẻ nhỏ và người lớn khi có những triệu chứng nghi ngờ đặc trưng như viêm tai giữa kéo dài hoặc viêm mũi xoang cấp tái phát nhiều lần

Điều trị

Con bạn cần điều trị nguyên nhân gây bệnh, đôi khi cần phẫu thuật cắt VA. Nguyên nhân dị ứng được điều trị bằng thuốc chống dị ứng, còn nếu nhiễm trùng thì điều trị thuốc kháng sinh.

Tổng quan

VA phì đại là bệnh gì?

VA là hạch lympho hình tứ giác nằm sau thành họng. Chúng có thể to ra ở trẻ em từ 2–6 tuổi. VA phì đại có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn, dị ứng, kích thích và trào ngược dạ dày thực quản.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của VA phì đại là gì?

Triệu chứng phổ biến của VA phì đại là:

  • Khó thở bằng mũi, miệng

  • Nói như bị nghẹt mũi

  • Thở rít

  • Ngáy

  • Ngưng thở khi ngủ

  • Thường có triệu chứng viêm xoang

  • Thường Viêm tai giữa hoặc chảy dịch tai giữa ở trẻ em tiểu học.

Có thể có những triệu chứng không đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy thảo luận thêm với bác sĩ.

Khi nào con bạn cần đi khám bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ. Mỗi người sẽ có biểu hiện riêng khác nhau. Tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ những gì tốt nhất trong tình huống của bạn.

Phì đại VA - Ảnh minh họa 1
Phì đại VA - Ảnh minh họa 2
Phì đại VA - Ảnh minh họa 3

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây VA phì đại là gì?

Vì VA là nơi bắt giữ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nên thường bị viêm cấp tính (và to ra) khi cố gắng tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, việc VA to ra nhiều lúc giúp dễ bắt giữ vi khuẩn hơn nhưng nhiều lúc lại làm cho chính VA bị nhiễm trùng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải VA phì đại (viêm VA)?

Phì đại hoặc viêm VA thường gặp ở trẻ em. Xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế VA phì đại (viêm VA)?

VA phì đại (viêm VA) gây ra chủ yếu do nhiễm trùng và dị ứng. Bạn có thể giúp con mình ngăn ngừa mắc bệnh bằng cách có một lối sống khỏe mạnh chống lại nhiễm trùng và dị ứng.

VA phì đại (viêm VA) rất phổ biến, đặc biệt khi bị cảm lạnh hoặc viêm họng. Bệnh có thể tái phát thường xuyên hoặc trở thành viêm mạn tính. Điều trị bệnh bằng cách dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh. Các trường hợp VA phì đại (viêm VA) phải phẫu thuật không nhiều và có thể hồi phục trong khoảng thời gian ngắn từ 2–3 ngày.

Điều trị

Những thông tin cung cấp không thay thế được những lời khuyên y khoa. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin.

VA phì đại (viêm VA) được chẩn đoán như thế nào?

VA phì đại (viêm VA) được chẩn đoán ở trẻ nhỏ và người lớn khi có những triệu chứng nghi ngờ đặc trưng như viêm tai giữa kéo dài hoặc viêm mũi xoang cấp tái phát nhiều lần. Một số triệu chứng tương tự trên gặp ở nam thiếu niên có thể do u mạch.

Những trẻ em bị khiếm khuyết hầu-vòm họng bẩm sinh, như trong hội chứng vòm họng-tim-mặt, có thể có nói giọng mũi và cần phân biệt với VA phì đại (viêm VA).

Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định soi mũi họng bằng ống soi mềm. Đây là phương tiện chẩn đoán chính xác bệnh. Đo đa ký giấc ngủ khi có ngủ ngáy cũng có thể cần thiết khi bác sĩ nghi ngờ con bạn bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh dùng tia X không nên dùng ở trẻ nhỏ ngoại trừ những trường hợp đặc biệt nghi ngờ u mạch máu hoặc ung thư.

VA phì đại (viêm VA) điều trị như thế nào?

Con bạn cần điều trị nguyên nhân gây bệnh, đôi khi cần phẫu thuật cắt VA. Nguyên nhân dị ứng được điều trị bằng thuốc chống dị ứng, còn nếu nhiễm trùng thì điều trị thuốc kháng sinh.

Ở trẻ em thường xuyên bị viêm tai trong hoặc viêm tai giữa, phẫu thuật cắt VA có thể làm giảm tái phát bệnh. Trẻ lớn hơn 4 tuổi có chỉ định phẫu thuật dẫn lưu ống hầu vòi tai, có thể cần cắt VA khi ống dẫn lưu được đặt vào. Phẫu thuật cũng được khuyến cáo cho những trẻ nhỏ bị chảy máu cam nhiều lần hoặc nghẹt mũi nặng (thay đổi giọng nói, ngưng thở khi ngủ).

Mặc dù cần gây mê toàn thân nhưng phẫu thuật cắt VA có thể thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú và hồi phục trong 48–72 giờ. Phẫu thuật cắt VA chống chỉ định ở bệnh nhân khiếm khuyết hầu – khẩu cái bởi vì có thể làm thay đổi giọng nói nhiều hơn.