Triệu chứng
Luôn đi lại, di chuyển; Nói chuyện quá nhiều; Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt mình
Chẩn đoán
Khám: bác sĩ của bạn có thể làm một số chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác có thể có của các triệu chứng được ghi nhận
Điều trị
Amphetamines bao gồm dextroamphetamine (Dexedrine), dextroamphetamine-amphetamine (Adderall) và lisdexamfetamine (Vyvanse)
Tổng quan
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
ADHD là rối loạn tăng động giảm chú ý, đây là một rối loạn đặc trưng bởi sự hấp tấp, hiếu động thái quá và giảm chú ý. Nó thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.
Có ba kiểu rối loạn tăng động giảm chú ý:
Hiếu động-bốc đồng: những người bị ADHD hiếu động-bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức;
Không chú ý: những người bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý;
Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: những người thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Các triệu chứng ADHD ở trẻ em là:
Không tập trung: những người bị ADHD thường thấy mình dễ dàng bị phân tâm, đãng trí, không làm theo hướng dẫn, không kết thúc việc học hay công việc nhà, dễ dàng mất tập trung, có rắc rối với công tác tập thể hoặc không thích, tránh né các tác vụ đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài chẳng hạn như bài tập về nhà;
Hiếu động thái quá: các triệu chứng của tăng động là:Bốc đồng: những người bị ADHD có thể hành xử một cách nguy hiểm mà không cần quan tâm đến hậu quả.
- Luôn đi lại, di chuyển;
- Nói chuyện quá nhiều;
- Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi đến lượt mình;
- Ngọ nguậy, không yên khi phải bắt buộc ngồi một chỗ;
- Khó bị bắt ngồi yên một chỗ;
- Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các tình huống không phù hợp;
- Không thể im lặng chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí;
- Thỉnh thoảng bật ra câu trả lời trước khi người khác hỏi xong câu hỏi;
- Can thiệp vào chuyện người khác.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu hành vi của con bạn có ảnh hưởng đến cuộc sống. Hãy nhớ rằng ADHD có thể kiểm soát với sự giúp đỡ của thuốc và các phương pháp hỗ trợ
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Không có đủ thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nó có thể liên quan tới các hóa chất trong não. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng, chúng có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn rất phổ biến. Nó được coi là một trong những rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em.
Nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, chẳng hạn như:
Di truyền học (rối loạn tăng động giảm chú ý có tính gia đình);
Môi trường;
Sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai;
Chấn thương não;
Sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Bạn có thể đối phó với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý bằng các lối sống sau đây:
Liệu pháp hành vi: giúp giáo viên và phụ huynh học chiến lược thay đổi hành vi;
Tâm lý: để trẻ lớn bị ADHD nói về những vấn đề đang làm phiền trẻ, xác định các mô hình hành vi tiêu cực và học cách để đối phó với các triệu chứng của chúng;
Đào tạo kỹ năng cha mẹ: giúp phụ huynh phát triển cách hiểu và định hướng hành vi cho con em mình;
Liệu pháp gia đình: giúp cha mẹ và anh chị em đối phó với sự căng thẳng trong cuộc sống khi sống cùng với người bị ADHD;
Đào tạo kỹ năng xã hội: giúp trẻ em học hành vi xã hội thích hợp
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thiết bị y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Mặc dù xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng chẩn đoán chủ yếu dựa trên quan sát hành vi của bạn và cách bạn phản ứng với tình huống nhất định:
Khám: bác sĩ của bạn có thể làm một số chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác có thể có của các triệu chứng được ghi nhận;
Thu thập thông tin về bất kỳ vấn đề y tế, học bạ, bệnh sử cá nhân và gia đình;
Phỏng vấn hoặc thực hiện bảng câu hỏi cho các thành viên gia đình, giáo viên hoặc những người khác biết trẻ cũng như người chăm nom và huấn luyện viên của trẻ;
Tiêu chí ADHD từ Diagnostic and Statistical Manual về các rối loạn tâm thần;
Thang đánh giá ADHD để thu thập và đánh giá thông tin về con mình.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em bao gồm thuốc, giáo dục, đào tạo và tư vấn.
Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu chú ý và quá hiếu động, ví dụ như:
Amphetamines bao gồm dextroamphetamine (Dexedrine), dextroamphetamine-amphetamine (Adderall) và lisdexamfetamine (Vyvanse);
Methylphenidates bao gồm methylphenidate (Concerta, Metadate, Ritalin,…) và dexmethylphenidate (Focalin);
Atomoxetine (Strattera);
Thuốc chống trầm cảm như bupropion (Wellbutrin, những người khác);
Guanfacine (Intuniv, Tenex);
Clonidine (Catapres, Kapvay);
Một số phương pháp điều trị thay thế thuốc đã được thử nghiệm, bao gồm:
Yoga hay thiền giúp trẻ thư giãn và học tính kỷ luật;
Chế độ ăn đặc biệt: hầu hết các chế độ ăn cải thiện bệnh rối loạn tăng đông giảm chú ý liên quan đến loại bỏ một số thực phẩm, chẳng hạn như đường và chất gây dị ứng phổ biến như lúa mì, sữa và trứng;
Công thức độc quyền được làm từ các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng;
Axit béo thiết yếu bao gồm các loại dầu omega-3 cần thiết cho bộ não hoạt động đúng cách;
Luyện tập cách phản hồi thần kinh giúp trẻ học cách giữ cho các sóng não ở phía trước hoạt động tốt;
Tập thể dục có thể có tác động tích cực đến hành vi của trẻ em với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.