Nội dung chính:

Sarcoma mô mềm

Tổng quan

1. Sarcoma mô mềm là gì?

Sarcoma mô mềm là một loại ung thư ác tính, có nguồn gốc trong các mô mềm của cơ thể ( bao gồm cơ, gân, mỡ, bạch huyết, mạch máu và dây thần kinh). Những bệnh ung thư này có thể phát triển bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng được tìm thấy chủ yếu ở cánh tay, chân, ngực và bụng.

Sarcoma mô mềm xuất hiện với nhiều loại khác nhau, và nó có thiên hướng ảnh hưởng nhiều tới trẻ em và người lớn tuổi.

2. Các triệu chứng của sarcoma mô mềm

Trong giai đoạn đầu, sarcoma mô mềm thường không gây ra bất cứ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ra những triệu chứng sau cho người bệnh, bao gồm:

  • Xuất hiện một khối u bất thường trên cơ thể và gây sưng.
  • Khi khối u phát triển dần lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và cơ bắp gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
  • Dạ dày và ruột bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu khối u xuất hiện ở vùng bụng hoặc đường tiêu hóa.
  • Tình trạng đau bụng ngày một nặng hơn.
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Nôn ra máuTrong giai đoạn đầu, sarcoma mô mềm thường không gây ra bất cứ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ra những triệu chứng sau cho người bệnh, bao gồm:
  • Xuất hiện một khối u bất thường trên cơ thể và gây sưng.
  • Khi khối u phát triển dần lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và cơ bắp gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
  • Dạ dày và ruột bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết tiêu hóa nếu khối u xuất hiện ở vùng bụng hoặc đường tiêu hóa.
  • Tình trạng đau bụng ngày một nặng hơn
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen
  • Nôn ra máu
  • Điều trị sarcoma mô mềm
  • Khi bệnh tiến triển người bệnh có thể sẽ gặp tình trạng nôn ra máu

Sarcoma mô mềm có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó, khoảng 60% xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; khoảng 20% xuất hiện ở bụng và ngực; 10% xảy ra ở vùng cổ và đầu. Tên gọi của mỗi loại sarcoma mô mềm sẽ tùy thuộc vào các mô xuất phát. Dưới đây là một số sarcoma mô mềm và vị trí của chúng:

  • Rhabdomyosarcoma: Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của loại sarcoma này là trẻ em. Chúng thường xảy ra trong cơ xương.
  • Leiomyosarcoma: Thường xuất hiện trong các cơ trơn (cơ không được kiểm soát tự nguyện). Ngoài ra, loại sarcoma này còn được tìm thấy nhiều nhất trong đường ruột, tử cung và lớp lót của các mạch máu.
  • Hemangiosarcoma: Xuất hiện trong mạch máu, cánh tay, chân hoặc thân mình.
  • Kaposi's sarcoma: Là một loại ung thư ác tính, xuất hiện ở các thành mạch máu. Nó có xu hướng ảnh hưởng tới những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
  • Lymphangiosarcoma: Loại ung thư này thường ảnh hưởng tới các mạch bạch huyết hoặc ở một chi có tình trạng sưng mãn tính (phù bạch huyết), có thể từ một khu vực của xạ trị trước hoặc nhiễm trùng hiếm nhất định mãn tính.
  • Hoạt dịch sarcoma: Ảnh hưởng tới các mô xung quanh các khớp như đầu gối và mắt cá chân. Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Neurofibrosarcoma: Thường xảy ra ở các dây thần kinh ngoại vi
  • Liposarcoma: Ảnh hưởng đến chân và thân mình.
  • Fibrosarcoma: Ảnh hưởng đến mô xơ trong tay, chân, hoặc thân thể.
  • Xơ u mô bào ác tính: Xảy ra ở chân.
  • Dermatofibrosarcoma: Xuất hiện ở các mô dưới da, thân mình hoặc tay chân.
  • Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào được liệt kê bên trên, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây sarcoma mô mềm

Hiện nay, giới y học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra sarcoma mô mềm. Một số loại sarcoma mô mềm được gây ra do sarcoma Kaposi, gây ra bởi vi-rút herpes 8 và thường xảy ra ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Dưới đây là một số yếu tố chính gây ra sarcoma mô mềm, cụ thể là:

3.1. Yếu tố di truyền

Sarcoma mô mềm có thể được di truyền nếu trong gia đình cha mẹ bị mắc sarcoma. Một số loại sarcoma có thể di truyền như hội chứng nevus tế bào, kế thừa retinoblastoma (dạng ung thư mắt hiếm gặp ở trẻ em), hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Gardner, xơ cứng củ, neurofibromatosis, hội chứng Werner.

3.2. Phơi nhiễm bức xạ

Những người đã qua quá trình điều trị các căn bệnh ung thư khác bằng xạ trị cũng có thể bị phát triển bệnh sarcoma mô mềm, vì đây là một trong những tác dụng phụ gây ra do quá trình điều trị ung thư.

3.3. Tiếp xúc với hóa chất

Những người có khả năng cao bị mắc sarcoma mô mềm nếu tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ có chứa các hóa chất chất axit phenoxy axetic, chất độc dioxin- sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo, hoặc tiếp xúc nhiều với Vinyl clorua- được sử dụng làm chất dẻo.

4. Chẩn đoán sarcoma mô mềm

Do có rất nhiều loại sarcoma mô mềm khác nhau cho nên điều quan trọng là phải xác định chính xác bản chất của từng khối u để có thể lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị sarcoma mô mềm, họ sẽ hỏi về các lịch sử y tế, thực hiện khám lâm sàng hoặc lấy mẫu sinh thiết từ các khối u của bạn để kiểm tra.

4.1. Phẫu thuật sinh thiết

Bác sĩ sẽ rạch một đường qua da và loại bỏ toàn bộ khối u hoặc một phần của khối u. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có thể được gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, những người có khối u sâu cần phải thực hiện thủ tục gây mê trước khi phẫu thuật.

4.2. Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện để giúp bác sĩ xem xét và đánh giá các khu vực có khả năng xuất hiện sarcoma mô mềm, bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT) trên máy vi tính quét, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI).

Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ phân ra các giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn I: Sarcoma mô mềm lúc này chỉ là những khối u nhỏ, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận lân cận của cơ thể.
  • Giai đoạn II: Đây là giai đoạn tiến triển của sarcoma mô mềm, các tế bào bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường và phân chia nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa lan sang các hạch bạch huyết và các khu vực khác của cơ thể.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ác tính đã di căn tới một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IV: Các tế bào bất thường phát triển mạnh và phân chia nhanh chóng, ung thư có thể được tìm thấy ở các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.

5. Điều trị sarcoma mô mềm

Giống như các bệnh ung thư khác, việc điều trị sarcoma mô mềm sẽ tùy thuộc vào vị trí, kích thước, loại ung thư và giai đoạn của bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sarcoma mô mềm:

5.1. Phẫu thuật

Là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho sarcoma mô mềm. Nó đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp tế bào ác tính chưa lan đến các khu vực lân cận của cơ thể. Phẫu thuật sẽ loại bỏ các mô ung thư kèm theo một số mô khỏe mạnh xung quanh nó. Trong trường hợp sarcoma đã lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ các khối u tiên phát và thứ phát.

5.2. Xạ trị

Phương pháp xạ trị có thể ảnh hưởng tới cả tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh sẽ có khả năng phục hồi các ảnh hưởng từ tia xạ tốt hơn các tế bào ung thư. Liệu pháp bức xạ cũng có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để làm thu nhỏ những khối u ung thư hoặc thực hiện sau phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư còn lại.

5.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng trong đường tiêu hóa, tủy xương, hệ thống sinh sản hoặc các nang tóc. Ngoài ra, đây là một liệu pháp có tác dụng toàn thân, nó có khả năng xử lý cả các tế bào đã di căn.

6. Phương pháp giúp đối phó với sarcoma mô mềm

Sarcoma mô mềm: Chẩn đoán và điều trị
Bạn nên hỏi bác sĩ về tình trạng sarcoma mô mềm của mình, gồm có các lựa chọn điều trị và tiên lượng bệnh
Để đối phó với căn bệnh ác tính này, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau:

6.1. Tìm hiểu những thông tin về sarcoma mô mềm

Bạn nên hỏi bác sĩ về tình trạng sarcoma mô mềm của mình, gồm có các lựa chọn điều trị và tiên lượng bệnh. Bạn càng tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh, bạn càng tự tin hơn trong việc ra quyết định điều trị.

6.2. Sự chủ động

Thay vì chán nản hay mệt mỏi, bạn nên chủ động đưa ra các quyết định lựa chọn điều trị cho chính bản thân mình, bởi vì đôi khi chính bạn lại có vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh.

6.3. Tìm sự hỗ trợ từ gia đình hoặc bạn bè

Bạn nên giữ mối quan hệ chặt chẽ và thân thiết với người thân cũng như bạn bè của mình, bởi họ là những người có khả năng giúp bạn đối phó với căn bệnh như chăm sóc, động viên bạn.

6.4. Duy trì các hoạt động hàng ngày

Khi bị ung thư, điều đó không có nghĩa là bạn phải ngừng mọi hoạt động, ngừng làm những điều mình thích. Nếu bạn có đủ điều kiện và sức khỏe, hãy cố gắng duy trì các hoạt động thường ngày của bạn để giữ cho cuộc sống cân bằng, tinh thần cũng trở nên thoải mái hơn để đối phó với căn bệnh.

Sarcoma mô mềm - Ảnh minh họa 1