Triệu chứng
Bụng khó chịu; Đau bụng; Phù nề
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi một số câu liên quan đến các triệu chứng, lối sống và bệnh sử để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu máu để kiểm tra sự hiện diện của nhiễm trùng
Điều trị
Điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây ra tình trạng. Bạn có thể được yêu cầu có chế độ ăn uống và tập thể dục. Tăng cân do căng thẳng hoặc cảm thấy buồn phiền có thể cần đến tư vấn
Tổng quan
Tăng cân không có chủ đích là tình trạng gì?
Tăng cân không có chủ đích xảy ra khi bạn tăng cân mà không tăng lượng tiêu thụ thức ăn hoặc chất lỏng. Tình trạng này có thể tăng định kỳ, liên tục hoặc nhanh chóng.
Mặc dù, nhiều trường hợp tăng cân không chủ ý là vô hại, các triệu chứng kết hợp với tăng cân nhanh chóng có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe khẩn cấp.
Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng của tình trạng tăng cân không chủ đích là gì?
Các triệu chứng phổ biến của tăng cân không chủ đích là:
Bụng khó chịu;
Đau bụng;
Phù nề;
Đầy hơi (khí);
Táo bón;
Tình trạng sưng lên không nhìn thấy rõ được ở vùng bụng hoặc các vùng khác của cơ thể;
Sưng ở chi (tay, chân, bàn chân, bàn tay).
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
Sốt;
Da nhạy cảm;
Thở dốc;
Khó thở;
Chân bị sưng;
Nhức đầu;
Đổ mồ hôi;
Những thay đổi về tầm nhìn;
Tăng cân nhanh chóng;
Táo bón;
Tăng cân quá mức mà không có một nguyên nhân;
Rụng tóc;
Thường xuyên cảm thấy lạnh hơn so với trước đây.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng cân không chủ đích?
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này, bao gồm:
Mang thai: trong khi mang thai, hầu hết phụ nữ tăng cân do em bé phát triển. Trọng lượng tăng thêm này bao gồm em bé, nhau thai, nước ối, tăng cung cấp lượng máu, mở rộng tử cung;
Thay đổi nội tiết: trong độ tuổi từ 45-55, phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh. Khi tình trạng này xảy ra, estrogen rất thấp do đó không đủ để gây ra kinh nguyệt. Sự giảm estrogen có thể làm cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cảm nhận thấy tăng cân xung quanh vùng bụng và hông. Bên cạnh những thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh, phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể gặp tăng cân. Thay đổi hormone có thể làm trao đổi chất chậm lại, gây tăng cân ở cả nam giới và phụ nữ;
Các bệnh khác: suy giáp, hội chứng Cushing, tăng cortisol (hormone căng thẳng);
Thuốc: corticosteroid, các thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ngừa thai;
Kinh nguyệt: phụ nữ có thể bị giữ nước và đầy hơi trong khoảng thời gian kinh nguyệt. Thay đổi mức độ estrogen và progesterone có thể khiến một số phụ nữ tăng cân, đây là hình thức tăng cân sẽ giảm khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện trở lại trong tháng tới khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu một lần nữa và đôi khi trong quá trình rụng trứng;
Chất lỏng bị duy trì: còn gọi là phù nề, gây ra ở chân tay, bàn tay, bàn chân, mặt hoặc bụng khiến sưng lên. Những người bị suy tim, suy thận hoặc những người dùng một số thuốc có thể gặp loại tăng cân này.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng tăng cân không có chủ đích?
Tăng cân không chủ đích có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng tăng cân không có chủ đích?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tăng cân không chủ đích, chẳng hạn như:
Bệnh tiểu đường: những người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường;
Tuổi tác: trao đổi chất chậm dần theo độ tuổi, điều này có thể gây tăng cân nếu bạn ăn quá nhiều, ăn các loại thực phẩm không phù hợp hoặc không tập thể dục đầy đủ;
Hút thuốc: nếu bỏ hút thuốc lá, bạn có thể tăng cân. Hầu hết những người bỏ hút thuốc lá tăng 1-4 kg trong 6 tháng đầu tiên sau khi bỏ thuốc. Một số có thể giảm được nhiều từ 11-13 kg. Việc tăng cân này không chỉ đơn giản là do ăn nhiều;
Nữ giới.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng tăng cân không có chủ đích?
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Bạn có thể nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để biết làm thế nào có một chế độ ăn lành mạnh và đặt ra mục tiêu về cân nặn thực tế.
Bạn không được ngưng dùng bất kì thuốc nào gây tăng cân mà chưa có đồng ý của bác sĩ.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng cân không có chủ đích?
Bác sĩ sẽ hỏi một số câu liên quan đến các triệu chứng, lối sống và bệnh sử để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu máu để kiểm tra sự hiện diện của nhiễm trùng. Bạn cũng có thể được kiểm tra máu để xác định mức độ hormone.
Thử nghiệm hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI (chụp cộng hưởng từ) hay CT scan (chụp cắt lớp vi tính) có thể cần thiết. Các xét nghiệm sẽ giúp xác định tình trạng gãy xương, phát triển bất thường, vỡ hoặc viêm có xuất hiện hay không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tăng cân không có chủ đích?
Điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây ra tình trạng. Bạn có thể được yêu cầu có chế độ ăn uống và tập thể dục. Tăng cân do căng thẳng hoặc cảm thấy buồn phiền có thể cần đến tư vấn. Nếu tăng cân là do một bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị (nếu có) cho các nguyên nhân cơ bản.
Nếu sự mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để cân bằng lượng hormone, thuốc sử dụng phụ thuộc vào loại hormone bị ảnh hưởng. Các loại thuốc này thường được sử dụng lâu dài.
Nếu thuốc gây ra vấn đề, bác sĩ sẽ có thể đề nghị phương pháp điều trị thay thế khác.
Trong trường hợp nặng, khi suy nội tạng là nguyên nhân gay bệnh, bạn có thể cần cấy ghép nội tạng. Ở đây, bác sĩ phẫu thuật loại sẽ bỏ các cơ quan bị ảnh hưởng và thay thế bằng một cơ quan khác được hiến tặng. Sau khi cấy ghép, bạn sẽ phải sử dụng thuốc để giữ cho cơ thể không từ chối các cơ quan mới. Sưng và tăng cân không giải thích được là dấu hiệu cho thấy cơ thể từ chối các nội tạng mới.
Trong một số trường hợp, các phẫu thuật khác có thể cần thiết. U nang, u, vỡ, gãy xương và có thể tất cả cần phải phẫu thuật để sửa chữa hoặc loại bỏ. Loại hình phẫu thuật cần thiết phụ thuộc vào bản chất của tình trạng.