Đỗ Tấn

Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Tấn

Ghi nhớ
5
9415
85 Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phòng khám mắt THE LIGHT
  • Thứ 3: Chiều (17:00 - 19:30)
    Thứ 5: Chiều (17:00 - 19:30)

TS.BS Đỗ Tấn hiện là trưởng khoa Glôcôm Bệnh Viện Mắt Trung ương. Ngoài thời gian hành chính thăm khám và điều trị các bênh lý về mắt tại Bệnh Viện Mắt Trung ương. Bác sĩ Tấn còn có lịch thăm khám và điều trị tại phóng khám riêng của bác sĩ : Phòng khám mắt THE LIGHT

Cách đặt lịch khám: 

Phòng khám mắt THE LIGHT - Phòng khám mắt 36 thi sách

Địa chỉ: 36 Thi Sách, P. Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hot line đặt lịch : 0987776336

Bác sĩ Tấn có lịch khám vào: chiều thứ 3,5 và sáng: chủ nhật

TS.BS Đỗ Tấn, Trưởng khoa Glôcôm cho biết, bệnh này đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, một vấn đề đáng báo động về việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của bác sĩ khiến cho mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài. Bên cạnh đó, bệnh glôcôm còn có yếu tố di truyền nên người bệnh và người thân cần có kiến thức để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện bệnh cần phải đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị kịp thời. Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm: những người trên 35 tuổi (tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn); những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm; bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân); những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp... các bác sĩ khuyến cáo.

Theo bác sĩ Đỗ Tấn, mọi người phải thường xuyên chú ý đến các dấu hiệu bất thường thị lực. Các trường hợp đau nhắc mắt âm ỉ, kéo dài, mờ mắt, có cảm giác tước mắt có sương mù từng cơn hay kéo dài cần đi khám mắt để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Với những người có nguy cơ cao, cơ địa góc tiền phòng nông, có người thân trong gia đình đã mắc bệnh glôcôm thì nên chủ động khám sàng lọc 6 tháng một lần.

Chức năng, nhiệm vụ chính của khoa Glôcôm Bệnh Viện Mắt Trung ương:

Khám, phát hiện và điều trị bệnh glôcôm ở mắt (glôcôm bẩm sinh, glôcôm nguyên phát, thứ phát, các hình thái glôcôm phức tạp..).  Tiến hành điều trị phẫu thuật các bệnh lý về mắt khác như: phẫu thuật đục thể thuỷ tinh,  phẫu thuật bong võng mạc, điều trị các bệnh nội khoa như viêm màng bồ đào trước, viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật, viêm mủ nội nhãn nội sinh... Các biến chứng trong và sau phẫu thuật từ các tuyến dưới chuyển lên. Theo dõi và điều trị ngoại trú bệnh nhân sau mổ của khoa, bệnh nhân glôcôm điều trị nội khoa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Glôcôm

  • Bệnh Glôcôm thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi người bệnh đang cúi xuống đọc sách và sau những sang chấn tinh thần mạnh.
  • Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt đau đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
  • Đôi khi người bệnh thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt, sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tự rìa, giác mạc phù nề mờ đục.
Nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Glocom

Trưởng khoa Glôcôm Bệnh Viện Mắt Trung ương

Bệnh Viện Mắt Trung Ương
5.0
Thái độ phục vụ:
5
Thời gian chờ đợi:
5
Vệ sinh, sạch sẽ:
5
Được giới thiệu:
80% (7315)

Tìm kiếm bác sĩ theo Chuyên Khoa