Atiso

Thương hiệu: Atiso

Tác giả: a

Tham vấn y khoa: Tran Pham

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Liều dùng

Tìm hiểu chung

Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì loại hoa này không những thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hoa atiso dễ tìm mua ở Việt Nam, được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang, Sơn La, Tam Đảo. Loại hoa này có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như cung cấp vitamin cho cơ thể.

Tác dụng của atiso

Atiso có nhiều công dụng y học và gần như không có tác dụng phụ. Nó thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan. Người ta cho rằng tác dụng này sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng và xây xẩm sau khi say xỉn.

Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.

Atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Nó còn có tính năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.

Các tác dụng của atiso về mặt y tế bao gồm:

  • Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

  • Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật

  • Thiếu máu, hạ huyết áp

  • Giữ nước (phù)

  • Viêm khớp

  • Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu

  • Các vấn đề về gan

  • Trị rắn cắn

  • Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.

Khả năng giảm chất béo, chẳng hạn như giảm cholesterol trong máu của atiso, là nhờ hai thành phần cynarin và luteolin của loại hoa này.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của hoa aitiso. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Hai tính năng bảo vệ gan và trị các chứng khó tiêu ở hệ tiêu hóa của atiso đang được nghiên cứu.

Thành phần dưỡng chất trong atiso

120g atiso khi luộc chứa các dưỡng chất sau:

  • 64 calo

  • 14,3g carbohydrate

  • 3,5g protein

  • 0,4g chất béo

  • 10,3g chất xơ

  • 10,7mcg vitamin B12

  • 17,8mcg vitamin K

  • 8,9mg vitamin C

  • 50,4mg magie

  • 0,3mg mangan

  • 343mg kali

  • 87,6mg photpho

  • 0,2mg đồng

  • 1,3mg niaci

  • 0,1mg riboflavin

  • 0,1mg vitamin B6

  • 0,7mg sắt

  • 0,1mg thiamin

  • 0,3mg axit pantothenic

  • 0,5mg kẽm

Phân biệt atiso xanh và atiso đỏ

1. Hoa atiso xanh


Hoa atiso xanh tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ nhà cúc. Bông mọc ra có lông tơ mềm bao phủ, cây cao từ 1-2m. Ở Việt Nam có hai vùng trồng atiso xanh nổi tiếng là Đà Lạt và Sapa.

Tác dụng của atiso xanh với cơ thể bao gồm:

– Kích thích sự điều tiết và lưu thông tuyến mật.

– Giúp gan đào thải chất độc.

– Giảm chứng buồn nôn.

– Đánh tan cholesterol xấu.

– Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

– Chống lại quá trình oxy hóa.

– Cải tạo và làm đẹp da.

– Bổ sung chất xơ cho cơ thể.

– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

– Ngăn ngừa sự hình thành khối u ung thư.

2. Hoa atiso đỏ


Hoa atiso đỏ có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa, thuộc họ nhà cẩm quỳ. Cây cao từ 1,5-2m, hoa màu đỏ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Hoa atiso đỏ đã du nhập vào nước ta từ những năm 1970 của thế kỉ trước và không có họ hàng gì với hoa atiso xanh họ cúc.

Hoa atiso đỏ hay còn gọi là bụp giấm có một số tác dụng sau:

– Ngăn ngừa và trị ho, ngăn ngừa viêm họng và cảm cúm.

– Lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột.

– Chống nấm và bệnh ngoài da.

– Điều hòa cholesterol trong máu.

– Chống co thắt, tẩy ký sinh trùng đường ruột và kháng khuẩn. (Sharaf, 1962)

– Ức chế men amylase, làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột, từ đó góp phần giảm cân.

– Chống cảm lạnh, cúm.

– Kháng khuẩn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); }); googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

Cách dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của atiso là gì?

Để chữa chứng ợ hơi, bạn có thể dùng 320-640 mg chiết xuất từ lá atiso ba lần mỗi ngày.

Để làm giảm lượng cholesterol, bạn nên dùng 1.800-19.320 mg chiết xuất atiso từ 2-3 lần/ngày. Một số sản phẩm từ atiso được bào chế để chỉ giữ lại chất cynarin. Nếu dùng sản phẩm cynarin, bạn nên dùng từ 60-1.500 mg mỗi ngày.

Liều dùng của atiso có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Atiso có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của atiso là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất

  • Ngâm làm trà.

Tác dụng phụ

Cách dùng atiso

Cách nấu atiso

Bạn cần loại bỏ hết các cánh hoa, bào phần lõi cho tới khi bạn có phần tim hoa màu xanh lá sáng. Bạn có thể nặn một chút nước chanh vào phần tim hoa này để hoa không bị thâm.

Khi đã có được phần tim atiso này, bạn có rất nhiều cách nấu atiso như hấp, nướng, chiên hay làm nước sốt tùy thích. Bạn hãy tham khảo thêm công thức nấu atiso để có nhiều món ăn đa dạng.

Bạn cũng đừng bỏ qua hoa atiso non vì hoa này ngọt và mềm, phù hợp với nhiều món ăn đấy.

Cách ngâm hoa atiso

Bạn có thể ngâm hoa atiso đỏ với đường để tạo một loại nước uống ngon và bổ dưỡng. Bạn có thể áp dụng cách ngâm hoa atiso như sau:

Chuẩn bị

  • 1kg hoa atiso đỏ

  • 700g đến 800g đường cát trắng

  • 1 lọ thủy tinh cỡ lớn

Cách thực hiện

• Bước 1: Bạn rửa kỹ hoa atiso đỏ từ 2-3 lần với nước rồi để ráo.

• Bước 2: Bạn hãy cắt phần đế hoa rồi lấy đũa đẩy nhụy hoa lên trên để tách nhụy khỏi cách hoa. Nhụy này các bạn không đem ngâm đường, tuy nhiên vẫn có thể tận dụng để ngâm rượu hoặc phơi khô hãm nước uống.

• Bước 3: Bạn hãy ngâm atiso đỏ vào nước ấm pha muối 30 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước và để ráo.

• Bước 4: Bạn tiến hành ngâm hoa atiso vào đường. Bạn rải đều lần lượt một lớp đường rồi một lớp hoa atiso cho tới đầy lọ.

• Bước 5: Sau khoảng từ 4 đến 6 ngày, nước cốt atiso sẽ ra gần hết, hòa tan lượng đường trong lọ. Bạn có thể uống không, hòa với nước, thêm đá hay đun lên thành sirô uống đều ngon.

Cảnh báo

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của atiso

Atiso là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong các gia đình và có rất ít tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của atiso là có thể gây đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoa atiso này cũng có công dụng làm tăng sự thèm ăn.

Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị dị ứng với atiso. Những người dễ bị dị ứng với atiso có thể cũng dị ứng với cây hoa cúc và các loại cây thuộc họ cúc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ của atiso như trên và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Tương tác

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng atiso, bạn nên biết những gì?

Ban nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên nếu bạn dùng atiso trong thời gian dài để chữa bệnh mỡ trong máu. Bạn cũng nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo.

Khi dùng atiso dưới dạng chiết xuất hoặc ngâm trà, bạn nên pha với một ít nước.

Những quy định cho atiso ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng atiso nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của atiso như thế nào?

Không nên dùng atiso cho những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với atiso. Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt, không nên dùng atiso vì atiso có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt. Những người bị bệnh gan hoặc thận cũng nên cẩn thận khi dùng atiso.

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của atiso với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, bạn nên tránh dùng atiso cho những đối tượng này.

Atiso có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng atiso.

Atiso có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ sung muối sắt.

Atiso có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.