Tía tô đất

Tên hoạt chất: Tía tô đất

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên

Tên thông thường: tía tô đất, lemon balm, balm, Melissa, sweet balm

Tên khoa học: Melissa officinalis L. Họ: Lamiaceae (mints)

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho tía tô đất là gì?

Đối với bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình: bạn pha 60 giọt chiết xuất từ tía tô đất với cồn 45% theo tỉ lệ 1: 1 rồi dùng mỗi ngày.

Để cải thiện giấc ngủ ở người lớn khỏe mạnh: bạn dùng kết hợp 80mg chiết xuất lá cây tía tô đất và 160mg chiết xuất gốc rễ của valerian (Euvegal forte, Schwabe Pharmaceuticals) 3 lần/ngày trong 30 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng hỗn hợp này 1-2 lần/ngày để cải thiện giấc ngủ ở trẻ em.

Đối với đau dạ dày (chứng khó tiêu): bạn dùng kết hợp tía tô đất (iberogast, Medical Futures, Inc) và một số dược thảo khác như lá bạc hà, hoa cúc của Đức, caraway, cam thảo, cây mù tạc của chú hề, celandine, angelica và cây thistlet sữa với liều 1ml 3 lần/ngày trong thời gian 4 tuần.

Đối với đau bụng cục bộ ở trẻ bú sữa mẹ: bạn cho trẻ dùng 164mg sâm banh, 97mg tía tô đất và 178mg rumomile của Đức (Colimil) 2 lần/ngày trong một tuần.

Liều dùng của tía tô đất có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của tía tô đất là gì?

Tía tô đất thường được dùng dạng lá tươi.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tía tô đất?

Khi uống, tía tô đất có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt và khò khè.

Khi thoa lên da, có trường hợp tía tô đất gây kích ứng và các triệu chứng tăng cảm lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng tía tô đất bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây tía tô đất hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;

  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tía tô đất với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của tía tô đất như thế nào?

Tía tô đất an toàn khi dùng như thực phẩm. Tía tô đất an toàn khi dùng trong thời gian tối đa bốn tháng. Không đủ thông tin về độ an toàn của tía tô đất khi được sử dụng lâu dài.

Một số thông tin cho rằng tía tô đất có thể an toàn khi trẻ hấp thụ với số lượng thích hợp cho đến một tuần và bởi trẻ lớn dưới 12 tuổi trong một tháng.

Tương tác

Tương tác

Tía tô đất có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng tía tô đất cùng với: thuốc an thần (thuốc giảm áp CNS) bao gồm clonazepam (Klonopin®), lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), zolpidem (Ambien®),…

Nguồn tham khảo

Tía tô đất, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-437-lemon%20balm.aspx?activeing