Ifosfamide

Tên hoạt chất: Ifosfamide

Thương hiệu: Đây chỉ là hoạt chất. Không có thương hiệu

Tác giả: Hoàng Kim

Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên

Tên gốc: Ifosfamide

Tên biệt dược: Ifex®

Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bào

Tác dụng

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Ifosfamide là gì?

Ifosfamide thường được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị một số loại ung thư nhất định. Thuốc thường được sử dụng cùng với mesna, làm giảm nguy cơ Chảy máu trong bàng quang. Ifosfamide là thuốc chống ung thư, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư nhất định.

Liều dùng

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Ifosfamide thường được tiêm tại phòng mạch bác sĩ, bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn không sử dụng Ifosfamide nếu có chứa các hạt, bị đục hoặc đổi màu hay nếu lọ bị nứt hoặc bị hỏng. Bạn nên uống nhiều nước khi dùng dung dịch Ifosfamide. Nếu da của bạn tiếp xúc với Ifosfamide, hãy rửa ngay bằng xà bông và nước.

Liều dùng thuốc Ifosfamide cho người lớn như thế nào?

Ung thư tế bào mầm tinh hoàn: Liều dùng khi kết hợp với các thuốc chống ung thư tế bào mầm khác là 1,2g/m²/ngày. Truyền tĩnh mạch trên 30 phút sau khi hồi phục các thông số huyết học (> 100.000 tế bào/mm³ tiểu cầu hoặc ≥4.000 tế bào/mm³ WBC).

Khi không dùng thuốc khác: 2g/m²/ngày truyền tĩnh mạch vào ngày 1−3 (chế độ MAID, với liều tổng cộng 6g/m²); liều lượng cao đến 5g/m² trong suốt 24 giờ thông qua truyền tĩnh mạch liên tục.

Liều dùng thuốc Ifosfamide cho trẻ em như thế nào?

Liều lượng không được xác định ở bệnh nhân nhi. Nó có thể không an toàn cho con của bạn. Xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Cách dùng

Cách dùng

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy gọi cho các dịch vụ khẩn cấp tại địa phương (115) hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất của bạn.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn bỏ lỡ một liều Ifosfamide, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần như thời gian cho liều tiếp theo của bạn, hãy bỏ qua liều đã bỏ lỡ và dùng liều thông thường theo đúng thời gian. Không dùng liều gấp đôi.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Ifosfamide?

Kiểm tra với bác sĩ nếu bất kỳ phản ứng phụ thường gặp nhất thường tồn tại hoặc trở nên khó chịu:

  • Rụng tóc;

  • Ăn mất ngon;

  • Buồn nôn.

Bạn nên đến cơ sở y tế ngay khi có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra:

  • Phản ứng dị ứng nặng (phát ban, ngứa, khó thở;

  • Sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi;

  • Máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu đậm;

  • Hôn mê;

  • Chóng mặt;

  • Sốt, ớn lạnh, đau họng, ho;

  • Ảo giác;

  • Không kinh nguyệt;

  • Đau khớp;

  • Đau khi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên;

  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường;

  • Nôn;

  • Vàng da hoặc mắt.

Nếu bạn có thắc mắc về các phản ứng phụ, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn y khoa về các phản ứng phụ.

Cảnh báo

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Ifosfamide, bạn nên lưu ý những gì?

Ifosfamide có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt. Điều này có thể tồi tệ hơn nếu bạn uống thuốc với rượu hoặc một số loại thuốc nhất định. Bạn cần sử dụng Ifosfamide cẩn thận, không lái xe hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc này. Bạn không nên nhịn tiểu. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thức dậy ít nhất một lần vào ban đêm để đi tiểu.

Ifosfamide có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, vì vậy bạn nên tránh các hoạt động có thể gây bầm tím hoặc chấn thương. Bạn nên báo với bác sĩ nếu bị bầm hoặc chảy máu bất thường. Ifosfamide có thể làm giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể. Do đó, bạn hãy tránh những tình huống có thể xảy ra vết thâm tím hoặc thương tích. Ifosfamide có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Tránh tiếp xúc với người bị cảm hay nhiễm trùng. Bạn hãy báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng, phát ban hoặc ớn lạnh. Nếu buồn nôn, nôn hoặc ăn mất ngon, bạn hãy hỏi bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ để làm giảm các tác động này. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi tiêm chủng trong khi bạn đang sử dụng Ifosfamide.

Các xét nghiệm bao gồm chức năng thận, số lượng tế bào máu hoàn chỉnh, các xét nghiệm máu khác và xét nghiệm nước tiểu, có thể được theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc để kiểm tra các phản ứng phụ. Đảm bảo rằng bạn đến đúng hẹn để gặp bác sĩ và phòng xét nghiệm. Bạn cần thận trọng khi sử dụng Ifosfamide ở người cao tuổi. Sử dụng Ifosfamide với sự thận trọng cực kỳ ở trẻ. Tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa được công nhận.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Ifosfamide đã được chứng minh là gây hại cho thai nhi. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thai, hãy liên hệ với bác sĩ và không cho con bú khi sử dụng Ifosfamide.

KHÔNG dùng Ifosfamide nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của Ifosfamide;

  • Bạn bị tổn thương tủy xương nghiêm trọng;

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ;

Tương tác

Tương tác thuốc

Thuốc Ifosfamide có thể tương tác với thuốc nào?

Ifosfamide có thể tương tác với các thuốc khác làm thay đổi cơ chế của thuốc và tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng. Một số loại thuốc có thể tương tác với Ifosfamide. Nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, đặc biệt là digoxin vì hiệu quả của thuốc có thể giảm bằng dung dịch Ifosfamide.

Thuốc Ifosfamide có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Ifosfamide có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu bằng cách thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ sự tương tác về thức ăn hoặc rượu có thể xảy ra trước khi sử dụng loại thuốc này.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Ifosfamide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;

  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa hoặc không kê đơn, chế phẩm thảo dược hoặc chế độ ăn uống đặc biệt;

  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;

  • Nếu bạn có vấn đề về gan hoặc thận, bệnh lý tủy xương, hay ung thư lan tỏa tủy xương, nhiễm trùng, thủy đậu hoặc bệnh zona;

  • Nếu bạn đã được điều trị bằng xạ trị hoặc đã nhận được các loại thuốc hóa trị liệu khác.

Bảo quản

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Ifosfamide như thế nào?

Bạn nên giữ lạnh thuốc, lưu trữ ở nhiệt độ từ 2−8°C.

Dạng bào chế

Dạng bào chế

Thuốc Ifosfamide có những dạng và hàm lượng nào?

 Ifosfamide có dạng thuốc tiêm: Ifex® tiêm 1g dung dịch, IFG tiêm 3g dung dịch