Tên hoạt chất: Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan
Thương hiệu: Đây chỉ là hoạt chất. Không có thương hiệu
Tác giả: Thương Trần
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Liều dùng
LIều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan cho người lớn là gì?
Mỗi 5 ml sirô chứa 1,25 mg triprolidine HCl, 30 mg pseudoephedrine HCl và 10 mg dextromethorphan HBr: dùng 10 ml cách mỗi 4 -6 giờ, có thể dùng 4 lần/ngày. Sirô có thể được pha loãng theo tỉ lệ 1: 1-1: 3 với sirô BP chưa được bảo quản.
Liều dùng Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan cho trẻ em là gì?
Mỗi 5 ml sirô chứa 1,25 mg triprolidine HCl, 30 mg pseudoephedrine HCl và 10 mg dextromethorphan HBr:
Trẻ trên 12 tuổi: dùng 10 ml cách mỗi 4 -6 giờ, có thể dùng 4 lần mỗi ngày;
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: dùng 5 ml cách mỗi 4 -6 giờ, có thể dùng 4 lần mỗi ngày;
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: dùng 2,5 ml cách mỗi 4-6 giờ, có thể dùng 4 lần mỗi ngày; sirô có thể được pha loãng theo tỉ lệ 1: 1-1: 3 với sirô BP chưa được bảo quản.
Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan có những hàm lượng nào?
Triprolidine+ Pseudoephedrine + Dextromethorphan có những dạng và hàm lượng sau:
Hỗn dịch 30 ml.
Tương tác
Tương tác thuốc
Triprolidine+ Pseudoephedrine + Dextromethorphan có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số loại thuốc có thể tương tác với dung dịch thuốc Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là:
Digoxin hoặc droxidopa do nguy cơ làm tăng chứng tim đập bất thường hoặc lên cơn đau tim;
Beta-blockers (như propranolol), furazolidone, linezolid, MAOIs (như phenelzine), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) (ví dụ, citalopram, fluoxetine), sodium oxybate (GHB), thuốc chống trầm cảm tricyclic (ví dụ, amitriptyline), hoặc thuốc tiết niệu alkalinizers (như sodium bicarbonate) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ từ Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan;
Bromocriptine hoặc hydantoins (ví dụ, phenytoin) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ từ pseudoephedrine+triprolidine+dextromethorphan ;
Guanadrel, guanethidine, mecamylamine, methyldopa hoặc reserpin vì hiệu quả của các thuốc này có thể giảm do dung dịch Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Nếu bạn có tiền sử các vấn đề tuyến thượng thận (như khối u tuyến thượng thận), có vấn đề tim mạch (như tim đập nhanh, chậm hoặc nhịp tim bất thường, bệnh tim), huyết áp cao hoặc thấp, lượng máu thấp, tiểu đường, vấn đề mạch máu, đột quỵ, bệnh tăng nhãn áp hoặc tăng áp lực trong mắt hoặc các vấn đề về tuyến giáp;
Nếu bạn có tiền sử bệnh hen suyễn, ho mãn tính, bệnh phổi hoặc khó thở (ví dụ, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, ngưng thở khi ngủ) hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd), hoặc nếu cơn ho đi kèm lượng lớn chất nhầy;
Nếu bạn có tiền sử loét dạ dày hoặc ruột; tắc nghẽn dạ dày, bàng quang hoặc ruột; vấn đề về thận; tiểu khó; tăng tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề khác.
Quá liều
Khẩn cấp/ Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng bạn dùng thuốc quá liều bao gồm: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, hôn mê, mất ý thức, suy nhược, nhược trương, tim đập nhanh, tăng huyết áp, sốt, kích động, dễ bị kích thích, co giật, khó tiểu.
Điều trị quá liều:
Làm rỗng dạ dày bằng cách súc dạ dày. Việc điều trị sẽ dễ hơn và xác định triệu chứng với sự hỗ trợ của các thiết bị trợ giúp hô hấp;
Dùng acid lợi tiểu hoặc thẩm tách có thể có ích trong việc loại bỏ các pseudoephedrine. Naloxone có thể được sử dụng như thuốc giải độc cho triệu chứng dùng quá liều dextromethorphan ở trẻ em.
Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Nguồn tham khảo
Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan, https://www.mims.com/India/drug/info/triprolidine%20%2B%20pseudoephedrine%20%2B%20dextromethorphan/?type=full&mtype=generic#Dosage