Vắc-xin MMR

Tên hoạt chất: Vắc-xin MMR

Thương hiệu: Đây chỉ là hoạt chất. Không có thương hiệu

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Liều dùng

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Vắc-xin MMR cho người lớn như thế nào?

Không tiêm vào tĩnh mạch.

Liều dùng cho mọi lứa tuổi: tiêm dưới da liều 0,5 ml, tốt nhất nên tiêm ở mặt ngoài của cánh tay.

Liều dùng Vắc-xin MMR cho trẻ em như thế nào?

Không tiêm vào tĩnh mạch.

Liều dùng cho mọi lứa tuổi: tiêm dưới da liều 0,5 ml, tốt nhất nên tiêm ở mặt ngoài của cánh tay.

Độ tuổi khuyến cáo tiêm chủng là từ 12 đến 15 tháng tuổi. Tiêm chủng lại MMR II được khuyến cáo trước khi trẻ bắt đầu học trung học cơ sở.

Lịch trình tiêm chủng được khuyến cáo

MMR II được chỉ định đồng thời với tiêm phòng bệnh sởi, quai bị và rubella ở trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.

Trẻ em được tiêm lần đầu lúc trên 12 tháng tuổi nên được tiêm chủng lại trước khi bắt đầu học trung học cơ sở. Tiêm chủng lại nhằm chuyển đổi huyết thanh ở những người không đáp ứng với liều đầu tiên. Ủy ban Cố vấn về Chích ngừa (ACIP) khuyến cáo tiêm liều MMR II đầu tiên khi trẻ từ 12-15 tháng tuổi và tiêm liều MMR II thứ 2 khi trẻ 4-6 tuổi. Ngoài ra, trung tâm sức khỏe cộng đồng được phép điều chỉnh tuổi tiêm chủng lại. Tham khảo ý kiến trong các văn bản hướng dẫn đầy đủ liên quan đến lịch tiêm chủng lại, bao gồm nhóm người trưởng thành có nguy cơ cao.

Những trẻ em tiêm chủng lần đầu khi dưới 12 tháng tuổi nên được tiếp tục tiêm liều khác khi được 12-15 tháng tuổi trước khi trẻ bắt đầu học trung học cơ sở.

Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi:

Cơ quan y tế địa phương có thể khuyến cáo bạn tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi khi bùng phát dịch. Trẻ ở độ tuổi này có thể không đáp ứng với các thành phần của vắc xin. Sự an toàn và hiệu quả của vắc-xinbệnh quai bị và rubella khi dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa được chứng minh. Trẻ sơ sinh càng nhỏ tuổi, có thể chuyển đổi huyết thanh càng thấp (xem DƯỢC LÂM SÀNG). Những trẻ sơ sinh đó sẽ được tiêm liều MMR II thứ hai từ 12-15 tháng tuổi, và tiếp tục tiêm chủng lại trước khi trẻ bắt đầu học trung học cơ sở.

Để tránh những liều vắc-xin không cần thiết, hãy lưu giữ các tài liệu về tiêm chủng và đưa một bản sao cho mỗi phụ huynh hoặc người giám hộ của người được tiêm vắc-xin.

Vắc-xin MMR  có những hàm lượng nào?

Vắc-xin MMR có những dạng và hàm lượng sau:

  • Bột cho dung dịch tiêm.

Tương tác

Tương tác thuốc

Vắc-xin MMR có thể tương tác với thuốc nào?

Mặc dù một số loại thuốc hoàn toàn không nên dùng chung, trong các trường hợp khác hai loại thuốc khác nhau có thể được dùng chung ngay cả khi có thể xảy ra tương tác thuốc. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể phải thay đổi liều dùng hoặc đưa ra biện pháp phòng ngừa khi cần thiết.

Khi bạn được tiêm vắc-xin này, cần phải cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc được liệt kê dưới đây. Những tương tác sau đây đã được lựa chọn trên cơ sở nguy cơ tiềm tàng và không nhất thiết bao gồm tất cả các thuốc.

Sử dụng vắc-xin này với bất kỳ các loại thuốc sau đây thường không được khuyến cáo, nhưng có thể được yêu cầu trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều hoặc tần suất dùng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Aclarubicin;

  • Adalimumab;

  • Aldesleukin;

  • Alemtuzumab;

  • Altretamine;

  • Amonafide;

  • Amsacrine;

  • Asparaginase;

  • Azacitidine;

  • Azathioprine;

  • Bleomycin;

  • Broxuridine;

  • Busulfan;

  • Capecitabine;

  • Carboplatin;

  • Carmustine;

  • CertolizumabPegol;

  • Chlorambucil;

  • Cisplatin;

  • Cladribine;

  • Cyclophosphamide;

  • Cytarabine;

  • Cytarabine Liposome;

  • Dacarbazine;

  • Dactinomycin;

  • Daunorubicin;

  • Daunorubicin Citrate Liposome;

  • Decitabine;

  • Docetaxel;

  • Doxifluridine;

  • Doxorubicin;

  • Doxorubicin Hydrochloride Liposome;

  • Edatrexate;

  • Eflornithine;

  • Epirubicin;

  • Estramustine;

  • Etanercept;

  • Etoposide;

  • Everolimus;

  • Fingolimod;

  • Floxuridine;

  • Fludarabine;

  • Fluorouracil;

  • Fotemustine;

  • Gallium Nitrate;

  • Gemcitabine;

  • Golimumab;

  • Hydroxyurea;

  • Idarubicin;

  • Ifosfamide;

  • Immune Globulin;

  • Infliximab;

  • Irinotecan;

  • Lomustine;

  • Mechlorethamine;

  • Melphalan;

  • Vắc-xinviêm màng não;

  • Mercaptopurine;

  • Methotrexate;

  • Mitolactol;

  • Mitomycin;

  • Mitotane;

  • Mitoxantrone;

  • Axit mycophenolic ;

  • Oxaliplatin;

  • Paclitaxel;

  • Pegaspargase;

  • Pentostatin;

  • Pipobroman;

  • Pirarubicin;

  • Plicamycin;

  • Procarbazine;

  • Raltitrexed;

  • Rilonacept;

  • Rituximab;

  • Siltuximab;

  • Sirolimus;

  • Streptozocin;

  • Tacrolimus;

  • Teceleukin;

  • Tegafur;

  • Temsirolimus;

  • Teniposide;

  • Thioguanine;

  • Thiotepa;

  • Topotecan;

  • Trabectedin;

  • Treosulfan;

  • Trimetrexate;

  • Trofosfamide;

  • Uracil Mustard;

  • Ustekinumab;

  • Vinblastine;

  • Vincristine;

  • Vincristine Sulfate Liposome;

  • Vindesine;

  • Vinorelbine.

Sử dụng vắc-xin này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều hoặc tần suất dùng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Abatacept;

  • Leflunomide.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Vắc-xin MMR không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Vắc-xin MMR?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tình trạng suy giảm miễn dịch (hoặc có tiền sử gia đình) – tình trạng này có thể gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ trong vắc-xin và/hoặc có thể làm giảm tác dụng hữu ích của vắc-xin.

  • Bệnh nặng kèm sốt cao – các triệu chứng của tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với các tác dụng phụ có thể có của vắc-xin.

Quá liều

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.