Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA là gì?
Xét nghiệm kháng thể kháng DNA rất hữu ích trong việc chuẩn đoán và theo dõi bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Kháng thể này được tìm thấy ở 65%-80% bệnh nhân mắc bệnh SLE và rất hiếm khi bắt gặp ở những bệnh khác. Đặc điểm của lupus ban đỏ hệ thống là nồng độ của kháng thể này rất cao. Tuy nhiên, nếu nồng độ kháng thể này chỉ ở lượng vừa đến thấp thì nó không hẳn là bạn bị mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bởi vì có nhiều bệnh lý Tự miễn khác cũng có thể làm tăng nồng độ kháng thể này ở mức thấp đến trung bình.
Khi nào bạn nên thực hiện Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA?
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này khi bạn có dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh lupus hoặc bạn có kết quả dương tính trong xét nghiệm ANA. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ:
Đau cơ;
Sốt nhẹ;
Mệt mỏi kéo dài;
Rụng tóc và sụt cân;
Da rất nhạy cảm với ánh sáng;
Đau ở khớp giống như là viêm khớp, thường đau nhiều khớp trở lên nhưng lại không có tổn thương nào ở khớp cả.
Tê hoặc cảm giác dị cảm như kiến bò kim chích ở bàn tay và bàn chân.
Xét nghiệm này còn được sử dụng để theo dõi bệnh lupus và xác định được những đợt bùng phát nặng lên của lupus.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA?
Bạn nên biết về những tác nhân có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:
Nếu bạn chiếu chụp bằng phóng xạ trong vòng 1 tuần trước khi xét nghiệm có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Các loại thuốc có thể tăng nồng độ kháng thể kháng DNA và làm sai lệch đến kết quả xét nghiệm bao gồm: hydralazine và procainamide.
Đôi khi xét nghiệm này có thể dương tính nếu bạn mắc các bệnh khác như viêm gan mãn tính, xơ gan ứ mật nguyên phát và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA?
Bác sĩ sẽ giải thích quy trình xét nghiệm cho bạn. Thực chất xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA là một loại xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.
Quy trình thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
Tiêm kim vào tĩnh mạ Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
Gắn một cái ống để máu chảy ra;
Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA?
Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng đâm kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.
Hướng dẫn đọc kết quả
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường: Âm tính:
Kết quả bất thường:
Trung tính: 5 – 9 đơn vị quốc tế/ml;
Dương tính: ≥ 10 đơn vị quốc tế/ml;
Tăng nồng độ;
Bệnh collagen mạch (ví dụ như bệnh lupus ban đỏ hệ thống);
Viêm gan mãn tính;
Xơ gan mật;
Tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Nguồn tham khảo
Định lượng kháng thể kháng DNA, http://labtestsonline.org/understanding/analytes/anti-dsdna/tab/sample