Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide) là gì?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide) là gì?

Hàm lượng CO2 là chỉ số lượng  CO2 có trong máu. Bạn không nên nhầm lẫn xét nghiệm này với PCO2 (áp lực riêng phần Carbon Dioxide trong Xét nghiệm khí máu động mạch).

Hàm lượng CO2 được đo bằng hàm lượng H2CO3, CO2 hòa tan, và ion bicarbonate (HCO3) có trong huyết thanh. Xét nghiệm hàm lượng CO2 được xem như là một cách đo ion HCO3 gián tiếp, vì lượng acid H2CO3 và CO2 hoà tan trong máu khá nhỏ. Các anion HCO3 đóng vai trò quan trọng sau ion Clorud (Cl-) trong việc giữ trung hoà điện tích trong dịch ngoại bào và nội bào, giúp giữ thăng bằng kiềm – toàn của cơ thể.

Mức HCO3 được quy định và điều hòa bởi thận. Lượng cao HCO3 sẽ gây nhiễm kiềm, và lượng thấp HCO3 gây nhiễm toan. Xét nghiệm hàm lượng CO2 bị ảnh hưởng bởi không khí, do đó áp suất riêng phần CO2 bị thay đổi. Vì vậy, mẫu máu tĩnh mạch không chính xác cho việc xác định hàm lượng CO2 hay HCO3. Xét nghiệm hàm lượng CO2 được sử dụng chủ yếu như một hướng dẫn sơ bộ về tình trạng thằng bằng kiềm toan của bệnh nhân.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?

Xét nghiệm này thường được thực hiện như là một phần của bộ xét nghiệm các chất điện giải và ion trong máu. Sự thay đổi của nồng độ CO2 sẽ dẫn tới việc mất dịch hay là tích Tụ dịch trong cơ thể. Điều này có thể làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể.

Ngoài ra khi bạn mắc những bệnh gây tổn thương tới thận hoặc tới phổi. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm này. Bởi vì thận và phổi là hai cơ quan chính điều hòa nồng độ CO2 và HCO3 trong cơ thể.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?

CO2 có thể thoát ra từ huyết thanh nếu ống máu không được lấy đủ và làm giảm lượng HCO3.

Những thuốc có thể làm tăng nồng độ CO2 và HCO3 trong huyết thanh gồm aldosterone, barbiturate, bicacbonat, hàm lượng ethacrynic 210 axit carbon dioxide hydrocortisone, thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu lanh, và steroid.

Những thuốc có thể làm giảm nồng độ CO2 và HCO3 bao gồm methicillin, nitrofurantoin (Furadantin), paraldehyde, phenformin hydrochloride, tetracycline, các thuốc lợi tiểu thiazide, và triamterene.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng một số loại thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm. Hãy tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn thắc mắc rằng xét nghiệm này có cần thiết hay không, những rủi ro có thể xảy ra, xét nghiệm được thực hiện như thế nào, hoặc kết quả xét nghiệm sẽ như thế nào.

Quy trình thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2 là gì?

Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;

  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;

  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;

  • Gắn một cái ống để chứa máu chảy ra;

  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;

  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;

  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm hàm lượng CO2?

Khi băng quấn chặt lấy tay, bạn sẽ cảm thấy bị cứng và không thể cảm nhận được gì khi kim được đặt vào. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng hoặc cảm giác châm chích. Sau khi tiêm, bạn nên giữ chặt bông gòn vào chỗ chích kim để cầm máu.

Hướng dẫn đọc kết quả

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

  • Người lớn / người cao tuổi: 23-30 mEq/l hoặc 23-30 mmol/ (đơn vị SI);

  • Trẻ em: 20-28 mEq/;

  • Trẻ sơ sinh: 20-28 mEq/l;

  • Trẻ sơ sinh: 13-22 mEq/l;

Giá trị cảnh báo:

Kết quả bất thường:

  • Hàm lượng tăng trong những trường hợp sau:

  • Tiêu chảy nặng;

  • Thiếu ăn;

  • Nôn mửa trầm trọng;

  • Cường Aldosteron;

  • Bệnh khí thũng;

  • Nhiễm kiềm chuyển hóa;

  • Bệnh nhân hút rửa dạ dày.

  • Hàm lượng giảm trong những trường hợp sau:

  • Suy thận;

  • Nhiêm độc salicylate;

  • Nhiễm toan ceton do tiểu đường;

  • Nhiễm toan chuyển hóa;

  • Sốc;

  • Thiếu ăn.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

 

Nguồn tham khảo

Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide) là gì?, https://www.nlm.nih.gov/

Xét nghiệm hàm lượng CO2 (carbon dioxide) là gì?, https://www.cdc.gov/