15 Loại Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc trị viêm da cơ địa hiện nay được phân thành 2 dạng thuốc uống và thuốc bôi.

Công dụng chính của các loại thuốc này là giảm nhanh triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô rát,.

ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và phục hồi tổn thương da.

Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính gây ra các triệu chứng điển hình như ban dát đỏ, mụn nước,... gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không kịp thời chữa trị, tình trạng diễn tiến nặng có thể gây nhiễm trùng da, bội nhiễm, để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Để kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh lý này gây ra, một số loại thuốc trị viêm da cơ địa sau được khuyên dùng phổ biến cho người bệnh:

1. Thuốc trị viêm da cơ địa Sodermix

Sodermix là thuốc bôi chuyên biệt cho các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa hoặc tình trạng sẩn ngứa, nổi mẩn do dị ứng. Loại thuốc trị viêm da cơ địa này được đánh giá cao bởi khả năng giảm ngứa, bong tróc từ 2-3 ngày sử dụng. Đồng thời, làm mềm da và giúp tái tạo vùng da tổn thương, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Thành phần chính:

  • Enzyme SOD chiết xuất từ quả cà chua xanh

Cách dùng & Liều dùng:

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước ấm và lau khô
  • Lấy một lượng kem vừa đủ, thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị và massage nhẹ nhàng.
  • Bôi đều đặn 2-3 lần mỗi ngày

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Vùng da có vết thương hở

2. Thuốc bôi Dermovate Cream

Dermovate Cream là thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi ngoài da, được sử dụng điều trị ngắn hạn cho các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, mẩn ngứa,... Công dụng chính của thuốc là giảm nhanh các triệu chứng như sẩn ngứa, bã nhờn, tổn thương do côn trùng cắn hay dị ứng…

Thành phần chính:

  • Hoạt chất Clobetasol Propionate

Cách dùng & Liều dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, thoa trực tiếp kem lên khu vực da cần điều trị
  • Sử dụng 3-4 lần/ngày, không bôi thuốc kéo dài quá 2 tuần

Chống chỉ định:

  • Trường hợp quá mẫn với thành phần thuốc
  • Không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da cần thận trọng trước khi điều trị

3. Thuốc bôi Dipolac G

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Dipolac G được chỉ định điều trị các tổn thương về da do dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… đồng thời hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da thần kinh. Loại thuốc này có khả năng cải thiện nhanh các triệu chứng gây viêm nhiễm, hăm đỏ ở mông, bẹn, nách hoặc các vết do côn trùng cắn.

Thành phần chính:

  • Gentamicin 15mg
  • Betamethason 9.6mg
  • Clotrimazol 150mg

Cách dùng & Liều dùng:

  • Thoa trực tiếp thuốc lên vùng da bị tổn thương
  • Dùng mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện hoàn toàn

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú

4. Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Gentrisone

Gentrisone là thuốc bôi trị viêm da cơ địa với tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm trên da, giảm ngứa hiệu quả. Sản phẩm còn được chỉ định điều trị cho một số bệnh da liễu khác như viêm da nhiễm trùng thứ phát, nấm, lang ben,...

Thành phần chính:

  • Betamethason dipropionat
  • Clotrimazol
  • Gentamicin

Cách dùng & Liều dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị và lau khô
  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da tổn thương

Chống chỉ định:

  • Trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Viêm da cơ địa ở tai (bị thủng màng nhĩ), lở loét da, giang mai,...

5. Thuốc bôi Korcin trị viêm da cơ địa

Thuốc bôi Korcin được chỉ định cho các trường hợp bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm nang lông, chàm nhiễm khuẩn, mụn trứng cá,... Công dụng của thuốc là làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phục hồi tổn thương da do nhiễm khuẩn nặng.


Thành phần chính:

  • Chloramphenicol
  • Dexamethasone

Cách dùng & Liều dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da viêm và lau khô
  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da tổn thương và massage nhẹ nhàng
  • Không băng kín vết thương sau khi bôi thuốc
  • Bôi thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày, không quá 1 tuần

​​​​​​​Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Trường hợp đã có nhiễm trùng nguyên phát

6. Thuốc bôi Clobetasol Propionate

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Clobetasol Propionate có công dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề, phát ban,... Bên cạnh viêm da cơ địa, thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, vảy nến,...


Thành phần chính:

  • Clobetasol Propionate

Cách dùng & Liều dùng:

  • Vê sinh sạch sẽ vùng da tổn thương và lau khô
  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da viêm và massage đều tay
  • Sử dụng tần suất 2 lần mỗi ngày, không kéo dài quá 2 tuần.

Chống chỉ định:

  • Mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn, suy gan, tiểu đường,...
  • Trẻ em dưới 1 tuần
  • Không dùng ở các vùng da nhạy cảm như mặt, nách, bẹn,...

7. Thuốc bôi Steroid (Hydrocortison)

Thuốc bôi Hydrocotisone được được sử dụng đặc trị bệnh chàm da. Bên cạnh đó, thuốc được chỉ định để giảm nhẹ các triệu chứng của một số bệnh da liễu như: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, vảy nến da đầu, bỏng nắng, viêm da lòng bàn tay,...


Thành phần chính:

  • Hydrocortison Acetat 1%

​​​​​​​Cách dùng & Liều dùng:

  • Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da tổn thương
  • Tần suất 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện

Chống chỉ định:

  • Trường hợp nhiễm khuẩn da chưa được điều trị, mụn trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng

8. Dung dịch Chlorhexidine

Chlorhexidine là dung dịch được sử dụng chủ yếu trong khâu khử khuẩn (phẫu thuật sản phụ khoa), điều trị dự phòng các tổn thương da do viêm da cơ địa, nhiễm trùng thứ phát, bỏng,...


Thành phần chính:

  • Hoạt chất Chlorhexidine

Cách dùng & Liều dùng:

  • Rửa sạch vùng da viêm và lau khô
  • Sử dụng bông gạc thấm dung dịch thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị

Chống chỉ định:

  • Trường hợp không có dấu hiệu dị ứng
  • Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi và phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc

9. Thuốc bôi Benzoyl Peroxide

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Benzoyl Peroxide được chỉ định điều trị các bệnh ngoài da từ mức độ nhẹ đến trung bình như viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mụn đầu đen,... Loại thuốc này có công dụng giảm số lượng vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, làm da khô tróc đi lớp sừng.


Thành phần chính:

  • Hoạt chất Benzoyl Peroxide

Cách dùng & Liều dùng:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định liều dùng của bác sĩ
  • Thoa đều thuốc lên vùng da cần điều trị và massage nhẹ nhàng
  • Kiên trì sử dụng 1-2 lần mỗi ngày

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc

10. Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus

Thuốc bôi Tacrolimus được chỉ định nhằm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Sản phẩm này hoạt động với cơ chế ức chế sự sản sinh interleukin-2, cản trở hoạt động của tế bào Lympho T. Qua đó, ức chế hoạt động miễn dịch, giảm thiểu tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.

Thành phần chính:

  • Tacrolimus và tá dược đi kèm

Cách dùng & Liều dùng:

  • Thoa thuốc trực tiếp lên vùng da tổn thương khoảng 2 lần/ngày
  • Người lớn sử dụng nồng độ 0,1%, trẻ em dùng loại 0,03%

Chống chỉ định:

  • Trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú

PGS.TS.BS Phạm Văn Hiển

  • 219 Đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng

  • 245 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Hưng

  • 207 Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Hải An

  • 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Lê Thị Ngọc Duyên

  • Số 2 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 500.000đ