Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

09/11/2020
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Khi nhắc tới bệnh sùi mào gà, mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà có thể lây qua nhiều đường khác nhau và gây bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy bệnh sùi mào gà là gì? Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Bệnh Sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh Ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng hoặc sùi mào gà ở lưỡi do quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.

Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? - ảnh 1

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sùi mào gà?

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus human papilloma (HPV). Theo thống kê, có hơn 40 chủng HPV khác nhau có thể ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục. Việc quan hệ Tình dục sẽ góp phần lây lan HPV. Nếu hệ miễn dịch đủ khỏe để tiêu diệt được virus HPV, bạn sẽ không thấy xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, HPV không hoạt động và không gây ra triệu chứng nào.

Những ai thường mắc phải bệnh sùi mào gà?

Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến và thường gặp hơn ở nữ giới. Bệnh xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Các nghiên cứu cho thấy bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lí, tình dục của các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

2. Sùi mào gà lây truyền qua những đường nào?

Sùi mào gà có thể lây truyền qua những con đường dưới đây:

2.1. Lây qua đường tình dục

Đây là con đường chính và cũng nhanh nhất khiến bạn bị mắc bệnh sùi mào gà. Không chỉ quan hệ tình dục không an toàn bằng bộ phận sinh dục, mà kể cả là quan hệ bằng đường miệng, hoặc hậu môn… với người bệnh thì bạn cũng đều có nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà. Việc quan hệ tình dục với bạn tình không rõ lai lịch và không sử dụng biện pháp an toàn sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ cao bị mắc bệnh sùi mào gà.

2.2. Mẹ lây sang cho con lúc sinh nở

Nếu chị em phụ nữ nào bị mắc bệnh sùi mào gà thì không nên lựa chọn phương pháp sinh thường. Vì khi thai Nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, thai Nhi tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi từ đó con của bạn có thể bị sùi mào gà ngay từ nhỏ.

2.3. Lây qua vết thương hở

Những Vết thương hở tại nơi có chứa virus HPV đều có thể trở thành nguồn lây bệnh sùi mào gà. Đơn giản là khi bạn tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì bạn hoàn toàn có thể là nạn nhân của sùi mào gà.

3. Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Virus HPV tồn tại trong máu, tuyến nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Khi tiếp xúc với bất kỳ trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nào cũng có khả năng lây nhiễm HPV và gây bệnh sùi mào gà. Việc ăn uống chưa được báo cáo chính thức nhưng cũng có thể, nếu dùng chung thức ăn hay những vật dụng bị nhiễm virus này trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa, có thể kể tới các trường hợp sau đây:

  • Ăn uống chung với người bị mắc sùi mào gà khi đang bị tổn thương niêm mạc miệng.
  • Sử dụng chung đồ dùng như bát, đũa ăn,...với người mắc sùi mào gà khi đang có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống tuy không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Mỗi chúng ta hãy tự biết cách phòng bệnh cho mình nhất là khi sinh hoạt chung, những nơi đông người đặc biệt là những người lạ, người mới gặp lần đầu.Khi tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến xấu thậm chí là chuyển thành ung thư gây nguy hiểm cho người bệnh.

4. Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống

  • Ở khoang miệng xuất hiện những nốt sùi màu hồng tươi có cuống, có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám như nhú gai, ấn vào dễ chảy máu nhưng không gây đau.
  • Các nốt sùi có thể mọc ở lưỡi, lợi, cổ họng, bên trong má,… gây vướng víu, khó khăn trong quá trình ăn uống. Thậm chí gây đau họng, Sốt và gây chảy máu thường xuyên.
  • Người bệnh thường khó nhận ra sùi mào gà ở miệng vì thường lầm tưởng với một số bệnh khác như viêm họng, sưng amidam,… bởi các dấu hiệu trên có thể không xuất hiện cùng một lúc.
  • Sùi mào gà là một trong các căn bệnh xã hội có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì hãy đến đến ngay cơ sở y khoa uy tín để được khám và điều trị sớm nhất.

5. Phòng ngừa Sùi mào gà

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ: việc này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tiếp xúc với mụn cóc sinh dục;
  • Sử dụng bồn tắm ngồi: cho nước ấm vào đầy khoảng vài inch và bạn có thể ngồi trong đó khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày;
  • Sử dụng đèn sưởi hoặc máy sấy tóc: bạn có thể sử dụng những vật này để làm khô bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng nên để đèn hoặc máy sấy cách xa da ít nhất 40cm.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp