Mục lục:

Các bệnh lý trong đó run khi cử động chiếm ưu thế: Run sinh lý tăng cường, Run khi cử

Kiểu run khi cử động này xảy ra ở hai bàn tay ở hầu như tất cả mọi người. Thành phần tư thế và động học của run này nhìn chung có tần số nhanh hơn vài Hertz so với run vô căn, và biên độ nhìn chung thấp hơn run vô căn, với cảnh giác quan trọng là ở thời điểm khởi phát bệnh các bệnh nhân run vô căn có một biên độ run thấp mà có thể khó để phân biệt với run sinh lý tăng cường.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Run sinh lý tăng cường

Trái với run vô căn, run sinh lý tăng cường không có thành phần chủ ý trong nghiệm pháp ngón tay-mũi-ngón tay. Run sinh lý tăng cường có thể thấy rõ trong giọng nói và hai bàn tay; tuy nhiên, nó không biểu hiện ở cổ; run cổ luôn luôn là bệnh lý.

Dấu hiệu kiểu bánh cóc (ratchetlike) nhẹ ở các cử động tay hoặc bánh răng nhẹ trong cử động tay thụ động có thể có, nhưng không kèm theo cứng cơ. Phân tích định lượng run bằng máy tính, tải trọng quán tính bộc lộ dạng phù hợp với nguồn gốc ngoại biên hơn là nguồn gốc trung ương (nghĩa là giảm tần số run so với lúc đầu với tải trọng quán tính).

Nhiều người trong số này đến khám bác sĩ vì họ cũng lo lắng; do vậy, điều trị cần bắt đầu bằng cách trấn an họ rằng chúng không phải là bệnh Parkinson hay run vô căn. Chẹn beta ở liều thấp (ví dụ, Propranolol tới 60 mg/ngày hoặc sử dụng một liều 10 mg đến 60 mg khi cần) và sử dụng thận trọng benzodiazepine có thể có hiệu quả.

2. Run khi cử động do thuốc Các bệnh lý trong đó run khi cử động chiếm ưu thế: Run sinh lý tăng cường, Run khi cử - ảnh 1

Nhiều thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm run khi cử động

Nhiều thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm run khi cử động, và độ nặng của những run này có thể từ nhẹ đến nặng. Những thuốc này bao gồm nhưng không giới hạn các thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, cyclosporine), các hormone (ví dụ, levothyroxine), các thuốc chống động kinh (ví dụ, valproic acid), và các methylxanthine (ví dụ, theophylline).

Một số nét đặc trưng có thể phân biệt run khi cử động do thuốc với các thể khác của run khi cử động. Đầu tiên, về bệnh sử, khởi phát run sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Thứ hai, có thể có mối liên quan liều - đáp ứng, ví dụ như liều cao hơn của thuốc đi kèm với biên độ run lớn hơn. Thứ ba, dừng thuốc rồi sẽ làm hết run hoàn toàn. Thứ tư, run đầu không phải là một nét đặc trưng của run khi cử động do thuốc. Cuối cùng, trong hoàn cảnh sử dụng một liều thuốc ổn định, run sẽ không tiến triển nặng hơn; điều này trái với run trong Run vô căn hoặc bệnh Parkinson, sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.

Cơ chế nằm dưới run khi cử động do thuốc chưa được hiểu biết đầy đủ, mặc dù những run này được cho là đại diện cho một dạng của run sinh lý tăng cường. Các bằng chứng thêm vào cũng đã gợi ý rằng run khi cử động do thuốc có thể trung gian qua các cơ chế trung ương.

Điều trị loại run này là giảm liều hoặc dừng các thuốc nguyên nhân. Nếu không thể, chẹn beta (ví dụ, propranolol, 10 mg/ngày đến 360 mg/ngày) có thể có một số lợi ích.

3. Run loạn trương lực Các bệnh lý trong đó run khi cử động chiếm ưu thế: Run sinh lý tăng cường, Run khi cử - ảnh 2

Đủ các loại run có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán loạn trương lực

Đủ các loại run có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán loạn trương lực, và một sự phân biệt khó giữa chẩn đoán run vô văn và chẩn đoán run loạn trương lực. Ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán loạn trương lực, run có thể gặp cả ở các chi có tư thế hoặc cử động loạn trương lực và ở các chi không loạn trương lực.

Hơn nữa, run có thể xảy ra ở các chi khi nghỉ cũng như ở các chi khi cử động (nghĩa là trong khi duy trì tư thế hoặc trong khi cử động chủ động). Vấn đề phức tạp là, như đã nói ở trên, những bệnh nhân Run vô căn đã lâu và tiến triển nặng trên lâm sàng có thể biểu hiện tư thế loạn trương lực nhẹ ở bàn tay trong khi duỗi tay.

Kết quả là, tranh cãi chính là run vô căn kết thúc ở đâu còn loạn trương lực bắt đầu ở đâu và ngược lại. Một quan điểm xa hơn là run ở bệnh nhân loạn trương lực không phải luôn luôn lặp lại đều đặn. Điều này đặt ra vấn đề ở những bệnh nhân này là “run” có thực sự là run hay không. Tác giả bài viết này đôi khi sử dụng thuật ngữ rung (tremulous) hơn là run (tremor) để mô Tả các cử động như vậy.

Với sự không chắc chắn như vậy, khi một bác sĩ đối diện một bệnh nhân cụ thể, một số vấn đề cần được suy xét. Đầu tiên, cái gì là những đặc trưng của bản thân run? Thứ hai, bệnh nhân có các cử động loạn trương lực hay các tư thế loạn trương lực hay không? Về câu hỏi đầu tiên, bản thân run ở các bệnh nhân loạn trương lực có thể không thành nhịp hay không dao động; những nét đặc trưng này phân biệt với run vô căn. Về câu hỏi thứ hai, các bệnh nhân loạn trương lực có thể có sự đa dạng về duy trì các tư thế và/hoặc các cử động xoắn vặn liên quan đến cổ, điều không xảy ra trong run vô căn.

Bệnh nhân cũng có thể có một hoặc nhiều hơn các tư thế loạn trương lực trong khi duỗi tay (ví dụ, khó duy trì cả hai bàn tay hoàn toàn song song với nhau trong khi duỗi ra theo tư thế chặt của karate, gấp ngón cái trong khi duỗi tay). Những triệu chứng này không có ở run vô căn trừ khi bệnh tiến triển nặng; hơn nữa, trong run vô căn chúng sẽ tương đối nhẹ so với bản thân triệu chứng run.

Run cổ hoặc giọng nói là các vấn đề khác đáng để thảo luận. Bệnh nhân loạn trương lực cổ (nghĩa là vẹo cổ) cũng có thể có run cổ. Run này thường không hoàn toàn thành nhịp mà cũng không hoàn toàn dao động, và nó có thể kèm theo xoay hoặc nghiêng cổ, lệch cổ duy trì hoặc lệch cổ kiểu giật, phì đại các cơ cổ, hoặc cảm giác kéo căng hoặc đau ở cổ (Ca bệnh 4-2).

Những đặc điểm lâm sàng này không có ở bệnh nhân run vô căn. Thêm vào đó, trái với run đầu của run vô căn, thường hết khi bệnh nhân nằm ngửa, run đầu trong loạn trương lực thường vẫn còn khi bệnh nhân nằm. Run giọng nói cũng có thể biểu hiện ở bệnh nhân loạn trương lực dây thanh âm (nghĩa là loạn trương lực âm co thắt) nhưng, trái với run giọng nói của run vô căn, thường kèm theo gãy giọng hoặc lời nói bị kìm kẹp.

Điều trị run loạn trương lực bao gồm sử dụng các thuốc điều trị loạn trương lực (trihexyphenidyl với liều tới 10 mg/ngày ở người lớn, Baclofen tới 60 mg/ngày), benzodiazepine, hoặc chẹn beta. Với run cổ loạn trương lực, các lựa chọn khác bao gồm botulinum toxin tiêm bắp hoặc phẫu thuật DBS.

Bài viết tham khảo nguồn:

Louis ED. Tremor. Continuum (Minneap Minn) 2019;25(4, Movement Disorders): 959–975.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung