Mặc dù đa số ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào gai hoặc ung thư biểu mô tuyến, nhưng có một số các loại ung thư khác cũng có thể phát triển ở cổ tử cung người phụ nữ, chẳng hạn như melanoma, sarcoma và lymphoma...
Nhận biết Ung thư cổ tử cung thường dựa trên một số triệu chứng lâm sàng như:
- Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệt
- Đau khi giao hợp
- Tăng số lần đi tiểu
- Đau khi đi tiểu
- Chảy máu bất thường sau giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau mãn kinh.
- Âm đạo tăng tiết dịch bất thường, hoặc có mùi khó chịu
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung đa số là do nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường sinh dục. HPV được phân loại thành HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Có khoảng 14 type HPV nguy cơ cao, trong đó HPV16 và HPV18 đã được xác định là nguyên nhân Ung thư cổ tử cung chủ yếu.
Bên cạnh Human Papillomavirus (HPV), một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm: Hút thuốc lá, quan hệ Tình dục sớm, quan hệ Tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con), sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi), vệ sinh sinh dục không đúng cách, Viêm cổ tử cung mãn tính, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm....
Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có thay đổi tiền ung thư, nhưng chỉ một số phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ phát triển thành ung thư. Đối với hầu hết phụ nữ, các tế bào tiền ung thư sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nhưng, ở một số phụ nữ tiền ung thư biến thành ung thư thật sự (ung thư xâm lấn). Điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa hầu hết các ung thư cổ tử cung.
Theo khuyến cáo, chị em phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm để giúp tầm soát bệnh hiệu quả, an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị nếu không may phát hiện bệnh.