Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm mùa

Tiêm cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa dịch cúm hiệu quả nhất, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nhiều dịch bệnh hoành hành. Vậy Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm mùa là gì?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Tiêm cúm hàng năm để phòng ngừa dịch cúm

Cúm là bệnh do virus cúm gây ra. Đây là bệnh viêm đường Hô hấp cấp và là bệnh Truyền nhiễm do virus cúm rất dễ lây lan và có thể gây nên dịch cúm. Hiện nay, tiêm vắc-xin cúm là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, do chủng virus cúm biến đổi liên tục, vì vậy cần phải tiêm cúm hàng năm.

Tại Việt Nam, dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, trong đó, các tháng 3, 4, 9 và 10 là thời điểm dịch cúm đạt đỉnh. Do vậy, cần tiêm vắc-xin ngừa Cúm mùa trước khi dịch bệnh, tốt nhất là từ 2 tuần - 1 tháng trước dịch cúm hoặc thời điểm dịch bệnh cao.

Cúm gây viêm đường hô hấp cấp nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ở tai, xoang và phổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ, phụ nữ Mang thai và những người có sức đề kháng kém là đối tượng rất dễ bị nhiễm virus cúm, do đó, đây là nhóm đối tượng cần được tiêm cúm hàng năm để phòng tránh bệnh.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi có thai. Trong trường hợp đang Mang thai nhưng có dịch cúm mùa, thai phụ vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm trong quý thứ 2 của thai kỳ. Đối với trẻ em, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm vắc-xin cúm.

Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm mùa - ảnh 1
Nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai
2. Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa dịch cúm mùa

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm 1 liều vắc-xin phòng cúm bất kỳ là có tác dụng đủ trong một năm. Tuy nhiên, những tình huống đặc biệt dưới đây cần được lưu ý khi tiêm vắc-xin ngừa dịch cúm mùa:

  • Dị ứng với trứng (mức độ nhẹ, chỉ phát ban): có thể tiêm 1 liều vắc-xin cúm bất kỳ phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe mỗi năm.
  • Dị ứng với trứng (mức độ nặng, nổi mề đay, suy hô hấp, phù mạch): có thể tiêm 1 liều vắc-xin cúm bất kỳ phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe mỗi năm. Tuy nhiên, khi tiêm phải có sự giám sát của nhân viên y tế và bác sĩ, điều dưỡng có khả năng xử trí các phản ứng Dị ứng có thể xảy ra.

Với những trường hợp đặc biệt sau không nên tiêm vắc-xin cúm giảm độc lực (LAIV) để phòng ngừa dịch cúm:

  • Không bị dị ứng trứng nhưng lại Dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc-xin.
  • Bị suy giảm miễn dịch.
  • Không có lách hoặc khuyết chức năng lách.
  • Có cấy ốc tai.
  • Thực hiện thông dịch Não tủy và vùng hầu họng.
  • Thường xuyên hoặc có tiếp xúc gần hoặc chăm sóc những người bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng,
  • Đang mang thai.
  • Trong vòng 48 giờ trước đó có dùng thuốc kháng virus cúm.
  • Trong vòng 6 tuần kể từ liều vắc-xin cúm trước bị hội chứng Guillain-Barré.
Những điều cần biết sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm mùa - ảnh 2
Tiêm cúm hàng năm để phòng bệnh cúm
3. Tiêm vắc-xin ngừa dịch cúm

Tiêm cúm hàng năm giúp phòng bệnh dịch cúm hiệu quả, ngay cả với những người bị dị ứng trứng vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng cúm phù hợp.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung