Nội dung chính:

Cúm mùa

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút gây ra, rất dễ lây, vi-rút được lan truyền qua các giọt nước nhỏ phát tán vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Người bị nhiễm bệnh có thể lây lan vi-rút cúm vào không khí trong vòng bán kính 2m. Bệnh cúm có thời gian ủ bệnh từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với vi-rút. Có ba loại chính của bệnh cúm (A, B, C). Loại A có nhiều khả năng thay đổi cấu trúc và tạo dịch lan rộng nhất, vì vậy vắc-xin chống cúm phải được đổi mới theo từng năm để bảo vệ cơ thể chống lại các chủng vi-rút đang lưu hành trong năm đó. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể gây tử vong ở người rất trẻ, người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Đôi khi khó phân biệt giữa cảm lạnh và cúm nếu chỉ dựa vào triệu chứng đơn độc, và nói chung các triệu chứng của bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh thông thường.

Tên gọi khác: Cúm mùa

Triệu chứng

Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, đau cơ và cứng khớp. Sốt cao (> 38 độ). Đau cơ và mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm dịch tiết mũi họng.

  • Chụp X-quang để loại trừ viêm phổi.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Nghỉ ngơi và dùng thuốc hạ sốt như Acetaminophen (Tylenol) và/hoặc Ibuprofen (Motrin, Advil) để làm giảm các triệu chứng. Bệnh nhân được khuyến khích uống nhiều nước. Thuốc kháng vi-rút có thể được sử dụng nhưng phải được bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Hai loại thuốc kháng vi-rút được khuyến cáo sử dụng là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza). Các loại thuốc này cũng có thể được dùng để ngăn chặn bệnh sau khi tiếp xúc với vi-rút cúm. Tiêm phòng cúm hàng năm là bước quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các vi-rút cúm.

Cúm mùa - Ảnh minh họa 1
Cúm mùa - Ảnh minh họa 2
Cúm mùa - Ảnh minh họa 3
Cúm mùa - Ảnh minh họa 4
Cúm mùa - Ảnh minh họa 5