Mục lục:

Có thai bị cúm: Đừng chủ quan!

Bệnh cúm mùa là bệnh phổ biến xảy ra hàng năm, tại Việt Nam cúm mùa thường diễn ra vào mùa đông, xuân. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp do virus cúm gây nên, bị cúm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Sơ lược về bệnh cúm mùa

Sau khi bị nhiễm virus cúm người bệnh thường sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày, khi phát bệnh sẽ có các triệu chứng như Sốt cao từ 39 - 41 độ C, kèm theo đó là rét run, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi, buồn nôn, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ho, đau họng...

Các chủng virus cúm

Ở Việt Nam, dịch Cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Đây đều là những bệnh cúm lành tính nhưng đều có khả năng gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Có thai bị cúm: Đừng chủ quan! - ảnh 1
Các chủng virus cúm

2. Cúm mùa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Phụ nữ Mang thai lần đầu chắc hẳn sẽ thắc mắc cúm mùa có ảnh hưởng đến thai Nhi không? Thực tế bệnh cúm khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Với thai nhi, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi mới hình thành. Lúc này thai Nhi khó có thể tiếp ứng được với sự tăng thân nhiệt của mẹ. với một số chủng virus cúm có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non, hoặc thai chết lưu...

Bị cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Với thai phụ khi bị cúm dễ gây biến chứng hơn so với người thường. Trong đó biến chứng dễ gặp nhất là viêm phế quản và viêm phổi. Các biến chứng nguy hiểm khác bao gồm tụt huyết áp, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc...

Nếu bị cúm trong khi mang thai, đặc biệt là những tuần đầu của thai kỳ các mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để bác sĩ tư vấn và có hướng giải quyết kịp thời.

Có thai bị cúm: Đừng chủ quan! - ảnh 2
Bị cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

3. Cách phòng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai

Liệu pháp hiệu quả nhất cho việc phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai đó là tiêm vắc xin cúm cho bà bầu. Tiêm vắc xin ngừa cúm sẽ bảo vệ cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm gây ra. CDC - Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa bệnh tật của Mỹ đã khuyến cáo việc tiêm vắc xin cúm cho bà bầu không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi có dự định mang thai. Thông thường thời điểm tốt nhất tiêm vắc xin ngừa cúm sẽ vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu dịch cúm mùa. Ngoài ra, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa cúm bất kỳ thời điểm nào bạn mong muốn. Mỗi mũi tiêm vắc xin cúm cho bà bầu sẽ có hiệu quả bảo vệ mẹ bầu an toàn trong khoảng từ 6 - 12 tháng.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng ngừa cúm, mỗi người cần chủ động phòng ngừa cúm bằng một số cách khác như thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Virus cúm lây lan qua đường hô hấp, nó cũng lây lan qua đồ dùng chung với người đang bị bệnh cúm. Do vậy cần tránh tiếp xúc với những người bị cúm, hoặc nếu chăm sóc người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ và tránh chạm tay vào mũi, Mắt và miệng. Quan trọng hơn là ăn uống đầy đủ Dinh dưỡng và khoa học để có sức đề kháng tốt tránh nhiễm bệnh dễ dàng.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung