1. Nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi khi điều trị ung thư?
Nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi liên quan đến ung thư hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, sau đây là một số tình trạng phổ biến có thể gây ra:
- Do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc phẫu thuật. Thông thường, tình trạng cảm giác mệt mỏi này sẽ hồi phục sau khi kết thúc quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng này sẽ kéo dài.
- Thiếu máu cũng có thể gây ra cảm giác cảm giác mệt mỏi kéo dài. Nếu tình trạng thiếu máu quá nặng, bạn có thể phải cần được truyền máu để giúp tăng lượng máu đi nuôi cơ thể.
- Ăn uống kém, thiếu chất do chế độ ăn không đủ năng lượng. Ngoài ra, bệnh ung thư hoặc các thuốc điều trị ung thư cũng gây lạt miệng, đắng miệng, hoặc mất cảm giác ăn ngon.
- Các triệu chứng khác như đau đớn, khó thở hoặc Tụ dịch cũng có thể là một nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi.
2. Cảm giác mệt mỏi sẽ “làm hại” bạn ra sao?
Cảm giác mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của bạn. Sau đây là một vài triệu chứng biểu hiện cho cảm giác mệt mỏi bạn có thể sẽ gặp phải:
- Gặp khó khăn trong các công việc rất nhỏ, thậm chí là việc hằng ngày như mặc quần áo, tắm rửa hoặc đi vệ sinh.
- Cảm giác mất hết sức lực, như thể bạn luôn muốn nằm bẹp cả ngày trên giường.
- Cảm giác không có sức để làm bất cứ công việc gì cả.
- Mất tập trung, khó khăn trong suy nghĩ, nói chuyện, giao tiếp cũng như quyết định một điều gì đó.
- Rất khó để ghi nhớ một điều gì.
- Cảm giác khó thở ngay cả sau khi hoạt động rất nhẹ nhàng.
- Chóng mặt hoặc nặng đầu.
- Khó ngủ.
- Không còn hứng thú với quan hệ vợ chồng.
- Cảm thấy ủy mị, dễ buồn bực hơn bình thường.
3. Kỳ diệu cuốn “Nhật ký cảm giác mệt mỏi”
Để dễ dàng nói bác sĩ về tình trạng cảm giác mệt mỏi, cũng như giúp bạn tự kiểm soát cảm giác này, hãy làm một cuốn sổ "NHẬT KÝ CẢM GIÁC MỆT MỎI". Hàng ngày, sáng hoặc trưa, bạn nên tự đánh giá tình trạng cảm giác mệt mỏi của mình bằng số điểm từ 1 đến 6 và ghi lại vào nhật ký.
- Không cảm giác mệt mỏi.
- Cảm giác mệt mỏi nhẹ - có thể làm các công việc bình thường.
- Cảm giác mệt mỏi xảy ra thỉnh thoảng - có thể làm phần lớn các công việc một cách bình thường.
- Cảm giác mệt mỏi vừa – có thể làm một vài công việc, hoạt động nhưng cần nghỉ ngơi giữa các công việc.
- Cảm giác mệt mỏi nặng – gặp khó khăn trong đi lại cũng như các hoạt động hằng ngày, việc nhà như nấu ăn hoặc mua sắm.
- Cảm giác mệt mỏi rất nặng – cần nghỉ ngơi hoặc ngủ nguyên ngày.
Với nhật ký, người bệnh ung thư sẽ biết được thời gian nào là lúc cảm thấy khỏe nhất để dành cho bản thân, gia đình hoặc những việc yêu thích
Với nhật ký này, bạn sẽ biết được thời gian nào là lúc cảm thấy khỏe nhất để dành cho bản thân, gia đình hoặc những việc yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng biết việc gì đang lấy đi nhiều sức lực của mình để sắp xếp thay đổi. Đặc biệt là, nếu bác sĩ đang cho bạn thuốc uống điều trị cảm giác cảm giác mệt mỏi thì sổ nhật ký là thông tin hữu ích để theo dõi hiệu quả của thuốc và khi điểm cảm giác mệt mỏi tăng cao liên tục là lúc cần tái khám ngay.
Bên cạnh đó, nhật ký cũng là nơi giúp bạn ghi nhận hiệu quả khi thử từng cách làm dưới đây.
4. Hãy thử một số cách giúp bạn khỏe hơn khi cảm giác mệt mỏi
Giấc ngủ ngon rất quan trọng để xua đi cảm giác cảm giác mệt mỏi trong điều trị ung thư. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì giấc ngủ như bình thường. Sau đây là một vài mẹo để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn :
- Cố gắng ngủ đúng giờ và hình thành một thói quen. Tùy theo từng cá nhân, thời gian ngủ nên là 7 đến 8 giờ mỗi đêm hoặc theo nhu cầu.
- Giảm thiểu ánh sáng và tiếng ồn trong phòng ngủ của bạn.
- Hãy duy trì viết nhật ký để ghi nhận lại bất kỳ ý nghĩ nào làm bạn không ngủ được.
- Tập thể dục hay tập dưỡng sinh đều đặn hằng ngày vừa giúp giảm cảm giác mệt mỏi, lại vừa giúp bạn dễ có giấc ngủ ngon hơn
Loại bỏ cảm giác mệt mỏi là một trong những bí quyết để chiến thắng ung thư
Nếu bạn vẫn khó ngủ, bạn có thể ăn nhẹ hoặc uống nước ấm trước khi lên giường ngủ. Tránh uống những thức uống có chất kích thích như Cà phê hoặc thuốc lá vào gần thời gian ngủ. Bạn cũng có thể thử các bài tập giúp tâm trí thoải mái hơn như thiền, nhớ lại một bản nhạc, đọc lại bảng chữ cái hoặc tập nghĩ ra một lá thư gửi cho người yêu thương....
Bên cạnh việc có giấc ngủ ngon, việc lên kế hoạch cho các công việc hằng ngày một cách cẩn thận cũng là cách để giúp giảm bớt cảm giác cảm giác mệt mỏi.
- Hãy phân bố đều thời gian cho các công việc cho cả tuần và nếu gặp khó khăn, đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ.
- Thay vì đến tận siêu thị hoặc chợ, bạn có thể tận dụng việc mua sắm online hoặc nhờ bà con thân thuộc mua sắm giúp.
- Hãy nấu các món ăn đơn giản và chia làm nhiều cữ trong ngày.
- Tắm trong bồn tắm thay vì tắm bằng vòi hoa sen và mặc các loại quần áo dễ dàng thay đổi.
- Nghe radio hoặc sách thay vì xem TV
- Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn hãy chơi với chúg các trò chơi không cần phải di chuyển quá nhiều như chơi ô chữ, đố vui...
- Tránh lái xe khi bạn cảm giác cảm giác mệt mỏi vì có thể gây ra tai nạn.
Cuối cùng, nếu bạn cảm giác mệt mỏi kéo dài hoặc nặng lên, các bác sĩ có thể giúp tìm thêm các nguyên nhân khác gây ra cảm giác mệt mỏi và giúp bạn điều trị.
Mọi thắc mắc về điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa ung bướu trên bcare.vn
Hãy Đặt lịch khám bác sĩ chuyên khoa ung bướu trên bcare TẠI ĐÂY